Tàu ngầm ngoại cỡ Orca giúp Mỹ thay đổi cuộc chơi

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo ông Ann Stevens, tàu ngầm không người lái ngoại cỡ (UUV) Orca có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ và đủ sức 'thay đổi cuộc chơi.

Hải quân Mỹ tiếp nhận chiếc Orca đầu tiên.
Hải quân Mỹ tiếp nhận chiếc Orca đầu tiên.

Tờ War Zone dẫn tuyên bố của ông Ann Stevens, phó chủ tịch hệ thống tình báo và hàng hải của Boeing khi thông báo đã bàn giao chiếc UUV Orca đầu tiên cho Hải quân Mỹ hôm 21/12.

"Chúng tôi đã bàn giao phương tiện không người lái dưới nước ngoại cỡ UUV Orca đầu tiên cho Hải quân Mỹ", ông Stevens cho biết.

Đại diện nhà sản xuất cho biết, tàu ngầm không người lái Orca được phát triển trong hơn 10 năm, có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng và dài hơi ở những vùng biển nhiều biến động.

"Đây là mẫu phương tiện không người lái dưới nước hiện đại và mạnh mẽ nhất trên thế giới hiện nay. Chúng tôi muốn tiếp tục cung cấp phương tiện có khả năng thay đổi cuộc chơi này cho hải quân Mỹ trong thời gian tới", ông Stevens nói.

Theo những thông tin được công bố, tàu Orca có chiều dài 24 mét, nặng 80 tấn, tải trọng 8 tấn, sở hữu thiết kế theo dạng module nên có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm trinh sát, rải mìn và tác chiến điện tử.

Theo ý tưởng của Hải quân Mỹ, nhà sản xuất đang cân nhắc bổ sung thêm một số hệ thống vũ khí cho tàu Orca, trong đó có thủy lôi, tên lửa hành trình và phương tiện bay không người lái.

Tàu Orca được trang bị động cơ diesel - điện, giúp nó có thể lặn dưới nước trong thời gian dài và ít gây ra tiếng động. Khi kết hợp với pin lithium-ion, tàu Orca có thể hoạt động trên biển trong nhiều tháng và di chuyển với vận tốc khoảng 5,5 km/h.

Chuyên gia quân sự Oliver Parken của War Zone nhận định: "Khả năng hoạt động tại các vùng biển lớn, trong thời gian dài và ít tiếng ồn sẽ giúp tàu Orca trở thành tài sản hữu ích của Hải quân Mỹ. Nó có thể được dùng trong các nhiệm vụ mang tính rủi ro cao, như tập kích nhà máy đóng tàu và cảng biển của đối phương, hay rải thủy lôi ở các vùng nước hẹp như sông ngòi".

Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ trang bị nhiều mẫu UUV có kích cỡ khác nhau, trong đó tàu ngầm Orca là loại lớn nhất. Washington trước đó đã phải hủy bỏ dự án phát triển mẫu UUV cỡ lớn mang tên Snakehead, nên việc tiếp nhận Orca là bước tiến lớn trong cuộc chạy đua trên biển.

"Trận chiến hàng hải trong tương lai sẽ chứng kiến ngày càng nhiều các phương tiện không người lái và mặt trận dưới nước sẽ là nơi mà công nghệ này gây ra tác động lớn nhất", chuyên gia Oliver Parken cho biết thêm.

Hãng Boeing dự kiến cung cấp thêm 4 tàu Orca cho Hải quân Mỹ, chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào tháng 6/2024. Theo kế hoạch ban đầu, hãng sẽ bàn giao chiếc Orca đầu tiên vào tháng 12/2022, song bị trì hoãn vì ảnh hưởng của Covid-19 và thay đổi trong thiết kế.

Điều này khiến chi phí phát triển Orca bị đội lên 242 triệu USD, tăng 64% so với ước tính ban đầu.

Clip Mỹ thử nghiệm tàu Orca.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.