Số phận Minuteman và Sentinel khi Avangard xuất hiện

GD&TĐ - Sự phát triển của ICBM Yars và Sarmat cùng với hệ thống siêu vượt âm Avangard của Nga đã thay đổi hoàn toàn cục diện răn đe hạt nhân thế giới.

Bảo dưỡng tên lửa Minuteman III.
Bảo dưỡng tên lửa Minuteman III.

Nguyên nhân

Theo tờ Military Watch Magazine (MWM) của Mỹ, ngày càng có nhiều khả năng Mỹ sẽ buộc phải từ bỏ chương trình triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trên mặt đất.

MWM cho rằng, trong khi lực lượng tên lửa ICBM của Nga được coi là có năng lực hàng đầu thế giới, thì ngược lại, Mỹ đang phải dựa vào lớp ICBM duy nhất và lâu đời nhất trên thế giới - đó là Minuteman.

Tên lửa Minuteman III của Mỹ – chi nhánh trên đất liền của bộ ba hạt nhân Mỹ đã có tuổi đời nửa thế kỷ và Mỹ đã phải vật lộn để phát triển dòng ICBM thay thế. Nhưng kết quả là kho Minuteman III phải đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động mà không được thay thế.

Bài báo nhấn mạnh, một trong những lý do dẫn đến sự khác biệt trong trường hợp này giữa Nga và Mỹ là Washington đã quá phụ thuộc vào tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạt nhân. Mặt khác, Nga lại đầu tư nhiều cho ICBM khi xây dựng năng lực tấn công hạt nhân chiến lược.

Hiện nay Nga đã và đang mở rộng số lượng các trung đoàn ICBM RS-24 Yars phục vụ cho Lực lượng Tên lửa Chiến lược của mình. Hệ thống Yars đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Nga.

Khi các mẫu tên lửa cũ đang được thay thế, Yars cùng với RS-28 Sarmat sẽ trở thành xương sống trong lực lượng răn đe hạt nhân trên mặt đất của Nga. Yars bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2010 và đơn vị Sarmat đầu tiên được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu vào tháng 9 năm 2023.

Sarmat, tên lửa có thể mang theo nhiều đầu đạn khác nhau, cho phép nó tấn công bất cứ nơi nào trên Trái đất do có tầm bắn và sức công phá ấn tượng, hiện được mệnh danh là một trong những tên lửa hạt nhân nguy hiểm nhất thế giới.

Cùng với đó, những tên lửa RS-18A đặt trong silo từ thời Liên Xô đang được sửa đổi để mang theo phương tiện bay siêu vượt âm Avangard. Hãng tin Mỹ nhấn mạnh, nhắc nhở độc giả về thực tế rằng khả năng tấn công của loại tên lửa này là vô song so với các quân đội khác.

Tổ hợp siêu vượt âm Avangard được thiết kế để vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của các đối thủ tiềm năng. Tổ hợp này có đầu đạn dẫn đường và bản thân Avangard có thể mang tới 6 đầu đạn hạt nhân. Nó có thể đạt tốc độ hơn Mach 27, tức là gần 30.000 km/h.

Nga, quốc gia từng chơi trò đuổi bắt Mỹ, đã phản ứng trước hoạt động tăng cường mạnh mẽ của các lực lượng NATO và Mỹ, bao gồm cả máy bay, được triển khai gần biên giới nước này. Cuộc xung đột Ukraine cũng góp phần khuyến khích Nga hiện đại hóa bộ ba hạt nhân của mình.

Trang bị quân sự hiện đại chiếm 95% lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết khi chủ trì cuộc họp của Bộ Quốc phòng Nga hôm 19/12.

Đối với LGM-30 Minuteman III, đây là phiên bản thứ ba của dòng Minuteman, phiên bản đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 1962. Tên lửa này được đặt theo tên của lực lượng dân quân Minutemen nổi tiếng trong Chiến tranh giành độc lập của Mỹ. Minuteman III, ra mắt năm 1970, có thể mang ba đầu đạn hạt nhân.

Đầu năm nay, có báo cáo cho rằng chương trình thay thế LGM-30G Minuteman III bằng tên lửa ICBM mới Sentinel ước tính trị giá 100 tỷ USD đã bị trì hoãn trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2030.

Lãnh đạo Không quân Mỹ Frank Kendall tiết lộ rằng chương trình ​​LGM-35A Sentinel đang "gặp khó khăn". Dự án đã được trao cho Northrop vào năm 2020 theo hợp đồng trị giá 13,3 tỷ USD.

Nhưng lý do chính khiến dự án Sentinel gặp trở ngại là chi phí vượt mức có thể khiến giá trị của mỗi tên lửa tăng tới 50% so với ước tính năm 2020 là 118 triệu USD, chưa điều chỉnh theo lạm phát. Thậm chí còn có báo cáo cho rằng việc xem xét chính thức có thể dẫn đến việc chấm dứt chương trình.

Bộ 3 hạt nhân Mỹ

Ngoài những ICBM Minuteman III và có thể cả Sentinel, thành phần cấu thành bộ 3 hạt nhân của Mỹ còn có tàu ngầm chiến lược. Loại tàu ngầm duy nhất có khả năng tấn công hạt nhân của Mỹ thuộc lớp Ohio.

Hải quân Mỹ hiện có 18 chiếc tàu ngầm Ohio, trong đó 14 chiếc có thể phóng tên lửa đạn đạo đầu đạn hạt nhân và 4 chiếc được biến đổi để mang tên lửa hành trình không có khả năng triển khai hạt nhân.

Mười bốn tàu ngầm Ohio có khả năng phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân nằm trong bộ 3 răn đe hạt nhân của Mỹ. Mỗi chiếc có thể lắp được đến 24 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Trident II.

Mỗi tên lửa Trident II có thể mang theo từ 8 đến 14 đầu đạn hạt nhân tấn công các mục tiêu độc lập, ở khoảng cách lên tới gần 10.000km. Nếu là các đầu đạn W76, sức công phá của nó sẽ tương đương 100.000 tấn thuốc nổ TNT còn nếu là đầu đạn W88 lớn hơn, sức công phá sẽ tương đương 475.000 tấn thuốc nổ TNT.

Lực lượng cuối cùng cấu thành bộ 3 hạt nhân của Mỹ là máy bay ném bom chiến lược với thành phần chính là oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit và B-52. Mỗi chiếc B-2 có thể chuyên chở đến 21 quả bom hạt nhân chiến thuật B61-12, hoặc 16 quả bom hạt nhân B83, hoặc 80 quả bom Mk 82 trọng lượng 227 kg.

Cùng với đó, loại tên lửa hạt nhân nổi tiếng được trang bị trên B-52H là AGM-69 SRAM, có trọng lượng 1 tấn, chiều dài 4,83m. Mỹ đã sản xuất 1.500 loại tên lửa này với giá khoảng 500.000 USD/quả.

Clip UAV Nga tấn công bộ binh Ukraine gần Artemovsk.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT

Đến với bài thơ hay: Ngọt ngào tình mẹ

GD&TĐ - Tôi thực sự ấn tượng với bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương, như một bản nhạc du dương, êm dịu về tình mẫu tử thiêng liêng.