Tàu hải quân cổ nhất thế giới bị phá hủy sau cuộc tấn công của tên lửa Neptune?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một vụ nổ mạnh vang lên tại một trong những vịnh của thành phố Sevastopol ở bán đảo Crimea và theo thông báo đã gây thiệt hại lớn.

Tàu hải quân cổ nhất thế giới bị phá hủy sau cuộc tấn công của tên lửa Neptune?

Được biết vụ nổ xảy ra lúc 8h30 ngày 21/4/2024 tại khu vực neo đậu của các tàu đổ bộ và tàu cứu hộ thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga, báo động phòng không khi đó đã không thấy được vang lên.

Theo thông báo, vị trí xảy ra vụ nổ có tọa độ 44.623971, 33.553133, nơi mà theo người dân địa phương, tàu cứu hộ tàu ngầm Kommuna có mặt vào thời điểm đó.

Địa điểm xảy ra vụ nổ tại thành phố cảng Sevastopol.

Địa điểm xảy ra vụ nổ tại thành phố cảng Sevastopol.

Sau khi phân tích hình ảnh, các chuyên gia quân sự đã có thể xác định được một vài yếu tố giúp xác nhận phần nào thiệt hại của chiếc tàu cứu hộ nói trên.

Họ ghi nhận sự giống nhau giữa tháp radar của con tàu với những đường nét đặc trưng của cấu kiện trên chiếc Kommuna.

Cần lưu ý rằng nếu thông tin về việc chiếc Kommuna phá hủy được xác nhận sẽ bổ sung vào danh sách các tàu Nga bị chìm do xuồng không người lái và tên lửa hành trình của Hải quân Ukraine.

So sánh tháp radar và các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng.
So sánh tháp radar và các yếu tố khác của kiến ​​trúc thượng tầng.

Kommuna là chiếc tàu cứu hộ được đóng dưới thời nước Nga Sa hoàng và phục vụ liên tục từ năm 1915 đến nay, xuyên suốt 2 thế kỷ và trải qua 3 chế độ sử dụng.

Ấn tượng bên ngoài về chiếc Kommuna đó là dễ làm nhiều người liên tưởng đến hình ảnh giàn giáo của các công trình xây dựng, không ngạc nhiên vì thiết kế của con tàu đã có hơn 1 thế kỷ.

Kommuna có lượng giãn nước đầy tải 3.100 tấn; chiều dài 96 m; chiều rộng 13,2 m; mớn nước 3,7 m. Tàu được trang bị 2 động cơ diesel với công suất 2.400 mã lực, cho tốc độ tối đa 10 hải lý/h, tầm hoạt động 4.000 hải lý.

Thiết kế hai thân của chiếc Kommunna được xem là đi trước thời đại tới hàng chục năm, có lẽ vì vậy mà trông nó không quá lạc hậu nếu đặt cạnh những con tàu hiện đại.

Năm 1915 dưới thời nước Nga Sa Hoàng, con tàu có tên là Volkhov, đến năm 1922 dưới thời Liên Xô được đổi thành Kommuna và phục vụ trong biên chế Hạm đội Baltic, nó đã trải qua cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Khi đó Kommuna được sử dụng như một tàu thả tàu ngầm khi mang theo 50 - 60 tàu ngầm mini, 50 tấn nhiên liệu, đạn, ngư lôi và phụ tùng thay thế. Ngoài ra, con tàu còn làm nhiệm vụ trục vớt tàu chiến và máy bay bị chìm trong lòng biển.

Điều gây ngạc nhiên là khi hoạt động tại thành phố Leningrad trong suốt thế chiến thứ hai, con tàu liên tục bị không kích bởi phát xít Đức nhưng vẫn sống sót một cách kỳ diệu suốt 3 năm thành phố bị vây hãm.

Khi Leningrad được giải vây, Kommuna di chuyển lên tiền tuyến để nhận nhiệm vụ bảo dưỡng và trục vớt các khí tài bị chìm, thiết kế đặc biệt khiến nó đảm nhiệm rất tốt vai trò trên.

Sang đến thập niên 1950 con tàu trải qua đợt nâng cấp toàn diện, nó tiếp tục được giao nhiệm vụ trục vớt các khí tài từ dưới đáy biển. Năm 1967 nó được điều động phục vụ Hạm đội Biển Đen cho đến ngày nay.

Năm 1974, Kommuna được trang bị tàu ngầm lặn sâu nhất thời bấy giờ AS-6 POISK-2 có thể xuống sâu 2.000 m. Nhờ khí tài này mà Kommuna đã trục vớt một thành công máy bay ném bom Su-24 chìm ở độ sâu 1,6 km.

Cuối những năm 1980, gần như chiếc Kommuna đã được nghỉ hưu khi Hải quân Liên Xô có ý định chuyển giao nó cho viện Khoa học Nga phục vụ khai thác dân sự.

Tuy nhiên sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, do tình trạng thiếu kinh phí mà con tàu lại được gọi tái ngũ và tiếp tục phục vụ trong Hạm đội Biển Đen cho tới tận ngày nay và chưa có kế hoạch loại biên.

Tàu cứu hộ tàu ngầm Kommuna đã bị hư hỏng sau cuộc tập kích của tên lửa Neptune?

Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.