Tàu chở LNG Nga phải vòng qua châu Phi bất chấp cam kết của Houthi

GD&TĐ - Cam kết không tấn công mà lực lượng Houthi đưa ra chưa khiến Nga cảm thấy thực sự yên tâm.

Tàu chở LNG Nga phải vòng qua châu Phi bất chấp cam kết của Houthi

Vào nửa cuối tháng 3 năm 2024, lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen đã hứa với Moskva và Bắc Kinh rằng họ sẽ không tấn công các tàu thương mại hoặc tàu chở hàng hóa của hai nước này tại Biển Đỏ và các vùng biển khác gần Yemen.

Tuy nhiên bất chấp những đảm bảo nói trên, Liên bang Nga và Trung Quốc không thực sự muốn mạo hiểm với các sản phẩm dầu khí và tàu chở hàng đắt tiền, áp dụng công nghệ tiên tiến của mình.

Theo các nguồn giám sát hàng hải, tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khởi hành từ tổ hợp chế biến của Gazprom tại trạm Portovaya ở Vyborg thuộc vùng Leningrad, đã buộc phải đi đến Trung Quốc bằng cách vòng quanh châu Phi, cụ thể là qua mũi Hảo Vọng thay vì Kênh đào Suez.

Ví dụ, chuyến đi của tàu Nguyên soái Vasilevsky thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom đã được ghi lại.

Con tàu hiện đang hướng về phía Đông Nam dọc theo bờ biển phía Tây châu Phi, gần Namibia.

Hải trình của tàu Nguyên soái Vasilevsky cho thấy nó phải đi vòng quanh châu Phi.

Hải trình của tàu Nguyên soái Vasilevsky cho thấy nó phải đi vòng quanh châu Phi.

Nguyên soái Vasilevsky là con tàu duy nhất thuộc loại này ở Liên bang Nga. Nó được đóng dưới sự giám sát của Cơ quan đăng ký vận tải hàng hải Nga và Cơ quan đăng ký tàu Lloyd, tuân thủ chặt chẽ Quy tắc quốc tế về kết cấu và thiết bị của tàu chở khí hóa lỏng.

Tàu có phạm vi hải trình không giới hạn và được thiết kế để lưu trữ, vận chuyển và tái chế LNG. Chiều dài của nó là 294,83 m, chiều rộng 46,4 m, dung tích các bể chứa hàng hóa (dung tích vận chuyển LNG) lên tới 174 nghìn mét khối, tốc độ tối đa 19,5 hải lý.

Các chuyên gia phương Tây lưu ý rằng tuyến đường di chuyển từ Nga sang Trung Quốc, đi qua lục địa châu Phi, dài gấp 1,5 lần so với qua kênh đào Suez.

Theo thông tin ghi nhận, phải mất 45 ngày mới có thể giao hàng. Giới chuyên gia nhận xét Gazprom chọn con đường nói trên để giảm nguy cơ xảy ra rủi ro vì xung đột Biển Đỏ.

Ông Victor Caton - nhà phân tích dầu khí cấp cao đến từ Công ty Kpler của Pháp (đơn vị sở hữu trang Marine Traffic và FleetMon - chuyên cung cấp dữ liệu theo dõi tàu và phân tích hàng hải toàn cầu), cho rằng nếu tên lửa bắn trúng, tàu chở LNG có thể bị phá hủy hoàn toàn, trong khi một tàu chở dầu hoặc các sản phẩm dầu mỏ “Sẽ không thiệt hại quá lớn”.

Liên minh quân sự quốc tế do Mỹ dẫn đầu vẫn đang tích cực cuộc chiến chống lại Houthi nhằm duy trì an ninh hàng hải tại khu vực Biển Đỏ.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...