Tàu chiến Mỹ sẽ mang vũ khí laser cực nguy hiểm

GD&TĐ - Hải quân Mỹ sẽ trang bị cho một tàu chiến vũ khí laser cực kỳ nguy hiểm trong vòng 2 năm tới – một báo cáo cho biết.

Minh họa vũ khí laser HELIOS của hãng Lockeed Martin
Minh họa vũ khí laser HELIOS của hãng Lockeed Martin

Năm 2014, hải quân Mỹ đã trang bị cho tàu chiến USS Ponce vũ khí laser và thử nghiệm ở vùng Vịnh Ba Tư. Vũ khí laser này có thể bắn hạ máy bay trực thăng nhỏ và xuyên qua lớp vỏ kim loại của tàu chiến nhỏ. Tuy nhiên, vũ khí laser mới do hãng Lockheed Martin chế tạo mạnh mẽ hơn vũ khí laser trên tàu USS Ponce ít nhất 5 lần.

Mặc dù Lockheed Martin chưa tiết lộ cụ thể, nhưng hãng tin Breaking Defence cho biết vũ khí laser HELIOS mới sẽ bắn ra một chùm laser từ 60 đến 150 kilowatt, trong khi đó hệ thống vũ khí laser của Ponce chỉ chỉ có sức mạnh 30 kilowatt.

Nhà khoa học Rob Afzal của Lockheed Martin nói với các phóng viên: “Tôi đã nghiên cứu laser hàng thập kỷ nay. Với tôi, HELIOS thực sự là bước ngoặt”.

Chính xác con tàu nào sẽ được lắp vũ khí laser nguy hiểm trên còn chưa được tiết lộ . Theo ông Afzai, không giống như việc lắp đặt vũ khí laser trên một tàu bình thường, HELIOUS sẽ được lắp đặt trên một tàu khu trục lớp Arleigh-Burke và tích hợp với hệ thống chiến đấu Aegis của tàu.

Một tia laser có cường độ 100 đến 150 kilowatt đã có thể chống lại các máy bay trực thăng không người lái, những tàu nhỏ và một số vũ khí bắn tới. Ví dụ, thiết bị sẽ tìm cách để làm nổ tung vũ khí của kẻ địch bằng laser thậm chí ngay trước khi chúng được bắn đi – Breaking Defence cho biết.

Loại vũ khí mới đã chứng minh Hải quân Mỹ sẵn sàng thoát ra khỏi các loại vũ khí thông thường, chỉ cần có điện mà không đòi hỏi kho bãi.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.