Tập trung nguồn lực tạo nền tảng vững chắc giáo dục trẻ 5 tuổi

GD&TĐ - Hiện các địa phương đang tập trung nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Đây là nền tảng vững chắc để triển khai Chương trình Giáo dục mầm non mới.

Trẻ em ngày nay có bước phát triển tốt trong nhận thức, sức khỏe thể lực, ngôn ngữ…
Trẻ em ngày nay có bước phát triển tốt trong nhận thức, sức khỏe thể lực, ngôn ngữ…

Chương trình GDMN mới đáp ứng sự phát triển của trẻ

Theo chia sẻ của cán bộ quản lý và giáo viên, so với hơn 10 năm trước, trẻ em ngày nay có những bước phát triển tốt trong nhận thức, sức khỏe thể lực, ngôn ngữ…

Nguyên nhân do nền kinh tế phát triển, điều kiện tham gia học tập tại trường mầm non dần được cải thiện. Trẻ em ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn trước đây trong việc học và mở rộng hiểu biết cho bản thân. Trẻ cũng nhanh chóng tiếp cận với công nghệ do có nhiều cơ hội tiếp xúc với các thiết bị số trong học tập và trong cuộc sống.

Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đã được ban hành từ năm 2010, tính đến nay đã hơn 10 năm. Do đó cần có nghiên cứu đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với cách tiếp cận mới trong giáo dục mầm non. Đặc biệt là hướng đến hình thành năng lực cho trẻ, nhất là năng lực cần thiết để trẻ sẵn sàng đi học lớp 1.

Theo cô Lê Thị Bích Dung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Trường Lạc (quận Ô Môn, TP Cần Thơ), so với 10 năm trước, trẻ 5 tuổi hiện nay có sự phát triển tiến bộ rất rõ, đặc biệt là khả năng nhận thức, hiểu biết, ngôn ngữ… Để đáp ứng sự phát triển của trẻ, rất cần sự thay đổi để phù hợp. Yêu cầu của chuẩn mới cho trẻ mầm non 5 tuổi cần phải phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Quan trọng là phải phù hợp nhu cầu phát triển hiện nay, yêu cầu tạo cơ hội cho trẻ vận dụng các kiến thức, kỹ năng cơ bản để giải quyết một số vấn đề xảy ra xung quanh (tránh xa lạ, không lại gần người đang hút thuốc lá, vấn đề bảo vệ môi trường, các tình huống ứng xử trong giao tiếp...).

Năm học 2022 - 2023, ngành giáo dục tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới và triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non mới.

Nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025” và Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”... Đây là bước tiến quan trọng để Chương trình giáo dục mầm non mới phát huy tích cực.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, các địa phương đang dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, các địa phương đang dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp.

Chuẩn bị nền tảng vững chắc

Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, các địa phương đang dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

Theo Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, toàn tỉnh hiện có 197 trường mầm non, nhà trẻ, mẫu giáo công lập và tư thục; ngoài ra còn có 157 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp đối với trẻ nhà trẻ 6,8% so với dân số độ tuổi; trẻ mẫu giáo 72,7% (trong đó trẻ mẫu giáo 5 tuổi 99,7%). Toàn tỉnh hiện có 84/179 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 46,9%.

Vừa qua, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, có 20% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ; 90% trẻ em độ tuổi mẫu giáo được đến trường (trong đó có 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi được đến trường); tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở GDMN ngoài công lập từ 20% trở lên.

Có ít nhất 90% nhóm, lớp mầm non được tổ chức học 2 buổi/ngày và bán trú. Về đội ngũ giáo viên có ít nhất 85% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 85% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên. Về cơ sở vật chất trường lớp bảo đảm tỷ lệ 1 phòng học/nhóm, lớp; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 90%; có ít nhất 55% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia…

Tại tỉnh Trà Vinh, việc đầu tư cho bậc học mầm non được quan tâm, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Trường Mẫu giáo xã Tân Hòa (huyện Tiểu Cần, Trà Vinh) nằm ở địa bàn xã vùng sâu, đa số học sinh là con em lao động sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngay từ đầu những năm học, lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thống kê và quan tâm tới trẻ thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật để huy động kịp thời các nguồn lực hỗ trợ cho các em.

Theo cô Thái Thị Diễm, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Tân Hòa, nhà trường tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trường cũng được quan tâm đầu tư xây mới cơ sở vật chất khang trang với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nhà trường phấn đấu đến năm 2025 xây dựng thành công trường đạt chuẩn quốc gia…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.