Tạo động lực mới trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng

GD&TĐ - Năm 2017, Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế, khi lần thứ 2 Việt Nam trở thành chủ nhà đăng cai tổ chức Năm APEC, mà đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao tại Đà Nẵng. Là thành viên tích cực, trách nhiệm của APEC, Việt Nam đã tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 với nhiều dấu ấn. Thành công của Năm APEC 2017 đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ của Việt Nam trong giai đoạn đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng; bước vào một giai đoạn mới với một tâm thế mới.   

Tạo động lực mới trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng

APEC 2017 - Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 với sự có mặt của 21 nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới, như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Australia, Canada….; sự hiện diện của lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới; Diễn đàn Kinh tế thế giới; sự hiện diện của các CEO toàn cầu với những tên tuổi lớn như Walmart, Facebook, Fed Express... và cả những hãng truyền thông lớn như BBC, CNN, Reuters, AP, AFP… đã khẳng định Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 là sự kiện quốc tế đặc biệt quan trọng, thu hút sự chú ý của toàn thế giới, trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế.

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra từ ngày 6 -11/11/2017, tại thành phố Đà Nẵng, với sự có mặt của 21 nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới, như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Australia, Canada…; sự hiện diện của lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới; Diễn đàn Kinh tế thế giới; sự hiện diện của các CEO toàn cầu với những tên tuổi lớn như Walmart, Facebook, Fed Express... và cả những hãng truyền thông lớn như BBC, CNN, Reuters, AP, AFP… đã khẳng định Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 là sự kiện quốc tế đặc biệt quan trọng, thu hút sự chú ý của toàn thế giới.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đón tiếp đoàn của Tổng thống Nga.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đón tiếp đoàn của Tổng thống Nga.

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra với nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị tổng kết Các quan chức cấp cao APEC (CSOM), Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh (VBS), Cuộc họp của Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM), Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp (CEO Summit)…Đặc biệt, Hội nghị Cấp cao lần thứ 25 Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 25) kết thúc tốt đẹp, với việc thông qua Tuyên bố Đà Nẵng “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Đây là kết quả quan trọng nhất của Hội nghị Cấp cao APEC và Năm APEC 2017, với 5 nội dung chính gồm:

Thứ nhất, thông qua Kế hoạch hành động APEC về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội nhằm khẳng định quyết tâm của các nền kinh tế thành viên hướng tới xây dựng cộng đồng APEC phát triển bao trùm và tự cường. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong đối thoại giữa các nhà lãnh đạo kinh tế APEC với cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ hai, để nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh và năng suất lao động của các nền kinh tế APEC, yêu cầu cấp bách đặt ra là tăng cường chất lượng giáo dục, trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thích ứng tốt hơn với môi trường việc làm và thị trường lao động đang thay đổi căn bản bởi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đây là một trong số ít Tuần lễ Cấp cao trong 10 năm qua có sự tham dự đông đủ của tất cả 21 nhà lãnh đạo APEC. Điều này thể hiện cam kết, quyết tâm chính trị của các thành viên đối với Diễn đàn và với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuần lễ Cấp cao APEC đã thông qua 8 văn kiện quan trọng, nhất là Tuyên bố cấp cao Đà Nẵng và Tuyên bố chung Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế.

Thứ ba, nhằm tạo những động lực mới cho tăng trưởng bền vững và bao trùm, Hội nghị đã dành nhiều thời gian thảo luận một cách sâu sắc về các chính sách và biện pháp chiến lược nhằm phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, xanh, bền vững và sáng tạo; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo; phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường an ninh lương thực - nước - năng lượng, phát triển nông thôn và đô thị; cải cách cơ cấu; nâng cao năng lực; giảm thiểu rủi ro thiên tai; tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ; phát triển du lịch bền vững.

Thứ tư, thúc đẩy thương mại, đầu tư tự do và mở ở châu Á - Thái Bình Dương là sứ mệnh của các nền kinh tế APEC. Để APEC tiếp tục là động lực thúc đẩy liên kết, kết nối khu vực, góp phần để châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, Hội nghị tái khẳng định cam kết hoàn tất thực hiện các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư; thúc đẩy thuận lợi hóa đầu tư, kinh doanh và dịch vụ; tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật; tiếp tục nỗ lực hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).

Thứ năm, APEC đang nỗ lực hơn bao giờ hết để hoàn tất các Mục tiêu Bogor vào năm 2020 và chuẩn bị bước vào thập niên phát triển thứ tư. Để nâng cao vai trò và vị thế của APEC trong cục diện quốc tế đa tầng nấc, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC hoan nghênh việc thành lập Nhóm Tầm nhìn APEC nhằm hỗ trợ các quan chức cao cấp trong việc xác định hướng đi và tương lai của Diễn đàn sau năm 2020. Đó là một Diễn đàn tự cường, có năng lực xử lý các thách thức toàn cầu cũng như khả năng thích ứng cao với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Đánh giá kết quả nổi bật của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 và Năm APEC 2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 nhấn mạnh: Chúng ta có thể khẳng định rằng, Năm APEC 2017, mà đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao tại Đà Nẵng, đã thành công rực rỡ toàn diện, từ khâu tổ chức, chủ trì điều hành, đến nội dung, lễ tân, cơ sở vật chất - hậu cần, văn hóa - tuyên truyền, an ninh - y tế và trên mọi mặt về cả đa phương và song phương. Đối với diễn đàn APEC, kết quả quan trọng nhất là APEC tiếp tục giữ vững đà hợp tác, liên kết kinh tế, phát huy vai trò là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, duy trì giá trị cốt lõi của APEC là tự do hóa thương mại và đầu tư, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đón tiếp đoàn của Thủ tướng Canada.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT  Phùng Xuân Nhạ đón tiếp đoàn của Thủ tướng Canada.

Nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam

Đây là thành tích đối ngoại nổi bật của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong năm nay, góp phần nâng cao vai trò của APEC là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực; là mốc son mới trong tiến trình hội nhập quốc tế, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam đối với châu Á - Thái Bình Dương. 
 Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh: Chúng ta đã đạt được tất cả các mục tiêu lớn đã đề ra, là nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam, tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nền kinh tế APEC, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp APEC và quảng bá tiềm năng phát triển, kinh doanh của Việt Nam.

Trước hết, thành công của Năm APEC 2017 đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ 12 về đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả đối ngoại đa phương, với mục tiêu cao nhất là duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Chúng ta đã tận dụng hiệu quả các hoạt động của APEC trong năm qua để nâng tầm, tạo đan xen lợi ích dài hạn và đưa quan hệ với các đối tác lớn đi vào chiều sâu.

Đánh giá về những đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao APEC lần 25, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: Đây là thành tích đối ngoại nổi bật của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong năm nay, góp phần nâng cao vai trò của APEC là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực; là mốc son mới trong tiến trình hội nhập quốc tế, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam đối với châu Á - Thái Bình Dương.

Những thành quả mà Năm APEC 2017 đạt được là minh chứng sinh động cho thắng lợi của thương mại tự do và mở, của hệ thống thương mại đa phương, tạo đà cho triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế thế giới. Đồng thời, thắng lợi này cũng thể hiện tính đúng đắn của đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế sâu rộng của Đảng, Nhà nước ta đã được Đại hội lần thứ XII của Đảng và các nghị quyết của Trung ương xác định.

Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Thành công của Năm APEC 2017 và Tuần lễ Cấp cao đã tạo khí thế mới, động lực mới cho từng ngành, từng địa phương, doanh nghiệp và cả nước trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, mở ra thời kỳ phát triển mới đầy xung lực của đất nước. Với Năm APEC 2017 thành công, chúng ta đã thực sự triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đại hội XII của Đảng về “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” với tư cách là “thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, qua đó “nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương”.

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 với sự có mặt của 21 nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới, như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Australia, Canada….; sự hiện diện của lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới; Diễn đàn Kinh tế thế giới; sự hiện diện của các CEO toàn cầu với những tên tuổi lớn như Walmart, Facebook, Fed Express... và cả những hãng truyền thông lớn như BBC, CNN, Reuters, AP, AFP… đã khẳng định Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 là sự kiện quốc tế đặc biệt quan trọng, thu hút sự chú ý của toàn thế giới, trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ