Tạo cơ hội đổi mới cho trường sư phạm

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Hội thi “Nghiệp vụ Sư phạm” năm học 2022 - 2023 của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
Hội thi “Nghiệp vụ Sư phạm” năm học 2022 - 2023 của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.

Tiếp cận với tri thức mọi lúc, mọi nơi

Theo TS Đặng Lan Phương - Phó trưởng Khoa Sư phạm, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, đội ngũ giáo viên mầm non là yếu tố then chốt; góp phần tạo nên sự khởi đầu để phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính bền vững.

Đồng thời, hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Mặt khác, khơi dậy những khả năng tiềm ẩn, chuẩn bị tốt cho trẻ vào tiểu học và cho sự phát triển của trẻ trong các giai đoạn sau.

“Thời gian tới, nên tiếp tục phát triển cộng đồng học tập thông qua các hình thức đa dạng khác nhau, đặc biệt cần chú trọng hình thức đào tạo có ứng dụng công nghệ, giúp các giảng viên có thể tiếp cận với tri thức ở mọi lúc, mọi nơi “ – TS Lan Phương trao đổi.

Chính vì vậy, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non ở các và trường sư phạm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 – 2025” năm 2023 của Bộ GD&ĐT (Đề án 33) với mục tiêu đề ra là, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở đào tạo.

Điều này có tác động quan trọng đến các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non. Có thể coi đây là cơ hội để nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở này; góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.

Theo TS Trần Thị Minh Huế - Trưởng khoa Khoa Giáo dục Mầm non, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên), sự thiết lập và phát triển cộng đồng nghề nghiệp tích cực giữa các nhà quản lý, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trong toàn quốc.

Trên tinh thần đó, giúp đội ngũ nhà giáo và các cơ sở đào tạo có điều kiện học hỏi. Qua đó, đóng góp nhiều hơn trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về phát triển giáo dục mầm non.

Giáo viên mầm non cốt cán tham gia khóa tập huấn, bồi dưỡng do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) tổ chức năm 2022,

Giáo viên mầm non cốt cán tham gia khóa tập huấn, bồi dưỡng do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) tổ chức năm 2022,

Tạo nhiều cơ hội đổi mới cho các trường sư phạm

TS Trần Thị Minh Huế nhìn nhận, Đề án 33 đặt các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non vào bối cảnh cần có trách nhiệm tham gia và tham gia hiệu quả cùng với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) trong triển khai các chương trình mục tiêu về phát triển giáo dục mầm non đến năm 2025.

Đề án 33 thúc đẩy đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cốt cán, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động đổi mới, sáng tạo theo định hướng tự chủ, phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thiện phẩm chất nhà giáo, nhà quản lý giáo dục trước yêu cầu đổi mới.

Cũng theo TS Trần Thị Minh Huế, chất lượng của giáo dục mầm non tại các địa phương gắn liền với vấn đề thực hiện quyền tự chủ và trao quyền tự chủ về nhân lực giáo dục, tài chính, chương trình giáo dục và việc thực hiện chương trình giáo dục. Quyền này cần được trao cho cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên và giáo viên mầm non cốt cán.

TS Trần Thị Minh Huế nhận thấy, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non còn thiếu về năng lực tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ được giao, về việc thực hiện quyền trao quyền.

Chúng ta cần xây dựng và ban hành các hướng dẫn, căn cứ pháp lý cần thiết bảo đảm đủ và bồi dưỡng năng lực về tự chủ giáo dục; trao quyền tự chủ trong giáo dục cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non tại địa phương. Qua đó, giúp cho đội ngũ thực hiện tốt các chức trách nhiệm vụ được giao.

Cần thiết lập và phát triển cộng đồng nghề nghiệp tích cực giữa các nhà quản lý, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trong toàn quốc.

Cần thiết lập và phát triển cộng đồng nghề nghiệp tích cực giữa các nhà quản lý, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trong toàn quốc.

Theo ông ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT): Nhận thức rõ vai trò của giáo dục mầm non, nhất là trong thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, lấy bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học làm mục tiêu; ngày 8/1/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025... (Đề án 33).

Đề án 33 tạo nhiều cơ hội cho các trường sư phạm thuận lợi trong tổ chức các hội thảo, sinh hoạt học thuật quốc tế, với sự tham gia của các chuyên gia, tổ chức quốc tế tham gia các bài trình bày. Đồng thời, các trường cũng được chủ động mời giảng viên quốc tế trao đổi các chuyên đề sâu…

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc chia sẻ thành tựu nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển giáo dục mầm non giữa các quốc gia là đòi hỏi tất yếu, mạnh mẽ của xã hội và thời đại.

Các đơn vị đào tạo, nghiên cứu đóng vai trò quan trọng và cần là những đơn vị đi đầu trong nắm bắt yêu cầu mới của xã hội và xu hướng đổi mới trong giáo dục mầm non. Đồng thời, khởi động và vận hành quá trình đào tạo theo yêu cầu thực tiễn và xu hướng phát triển trên thế giới.

Bộ GD&ĐT dự kiến trong tháng 8, 9 năm nay sẽ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán mầm non dựa trên tiếp cận mới về chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ cốt cán. Qua đó nhằm tăng cường cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán mầm non dựa trên tiếp cận mới về chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ cốt cán đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ