Tạo bước tiến mới trong giáo dục, đào tạo tiếng Hàn

GD&TĐ - “Đào tạo tiếng Hàn tại các trường ĐH, CĐ tại Việt Nam trong bối cảnh mới” là chủ đề của Hội thảo được tổ chức ngày 5/11 tại Hà Nội.

Hội thảo được diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Hội thảo được diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Hội thảo do Trường ĐH Hà Nội (HANU) phối hợp với Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Việt (KF) và Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc tại Việt Nam (KRAV) tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Đây là một trong những hoạt động giao lưu nghiên cứu học thuật và nghiên cứu khoa học, nhằm hướng tới sự kiện kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Hàn Quốc (1992 – 2022).

TS Lương Ngọc Minh phát biểu tại hội thảo.
TS Lương Ngọc Minh phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, TS Lương Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội khẳng định, Hội thảo là diễn đàn học thuật cho các nhà khoa học, các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Hàn;

Đồng thời đưa ra các đề xuất về việc thay đổi giảng dạy tiếng Hàn trước những yêu cầu mới tại Việt Nam. Qua đó, tăng cường giao lưu và hợp tác học thuật giữa các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, cũng như mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

PGS.TS Nguyễn Tô Chung - Phó trưởng Ban đề án Ngoại ngữ Quốc gia – trao đổi, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, những năm gần đây, tiếng Hàn đã được giảng dạy như một chuyên ngành chính thức tại nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt, ban hành Chương trình môn tiếng Hàn – ngoại ngữ 2 (năm 2018), Chương trình thí điểm môn tiếng Hàn – ngoại ngữ 1 (năm 2021). Hiện nay, tiếng Hàn  được giảng dạy với tư cách là Ngoại ngữ 1 (thí điểm) và ngoại ngữ 2 tại nhiều trường phổ thông trên cả nước và là một trong các ngoại ngữ được tổ chức thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Trường ĐH Hà Nội.
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Trường ĐH Hà Nội.

Để tạo bước tiến mới trong giáo dục, đào tạo tiếng Hàn nói chung và đào tạo tiếng Hàn ở bậc đại học nói riêng, PGS.TS Nguyễn Tô Chung đề nghị: Thời gian tới, các cơ sở đào tạo cần tập trung vào một số hoạt động như: Hoàn thiện, biên soạn chương trình đào tạo, phát triển giáo trình, học liệu tại các trường đại học cao đẳng;

Đồng thời, hoàn thiện, biên soạn bộ sách giáo khoa tiếng Hàn ngoại ngữ 1 và ngoại ngữ 2 trong các trường phổ thông. Cùng với đó, đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy và học tiếng Hàn theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế và chuẩn của Hàn Quốc.

Mặt khác, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên tiếng Hàn đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng. Tăng cường trao đổi chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc phát triển chương trình đào tạo, học liệu…

PGS.TS Nguyễn Tô Chung phát biểu tại hội thảo.
PGS.TS Nguyễn Tô Chung phát biểu tại hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Tô Chung mong muốn, hội thảo sẽ trở thành diễn đàn học thuật thường niên để các giảng viên, các nhà khoa học có cơ hội được trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu học hỏi lẫn nhau.

Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Hàn, đồng thời làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Trong khuôn khổ của Hội thảo đã diễn ra một số phiên thảo luận với các chủ đề như: Chương trình đào tạo, phát triển giáo trình và tài liệu giảng dạy tiếng Hàn; Tổ chức và phương thức đánh giá; Chuẩn bị nguồn lực giảng dạy trước yêu cầu mới; Đổi mới và sáng tạo trong dạy - học tiếng Hàn. Theo đó, các nhà nghiên cứu, chuyên gia đã chia sẻ những kết quả nghiên cứu của mình, trình bày kinh nghiệm cũng như những giải pháp phát triển đào tạo tiếng Hàn và Hàn quốc học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu này, không chỉ có ý nghĩa đóng góp cho học thuật mà còn góp phần tăng cường hợp tác hiệu quả giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

Thế giới
GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.

Đừng bỏ lỡ

Mỹ cần chặng đường dài để tạo nguồn nguyên liệu cho nhà máy hạt nhân, thoát phụ thuộc uranium Nga.

Mỹ bắt đầu thoát uranium Nga

GD&TĐ - Mỹ còn một chặng đường dài để thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung cấp uranium Nga, tiến tới đảm bảo an ninh năng lượng Mỹ.