Đồng thời, tham gia các lớp thông tin tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người để tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động nhằm phòng ngừa việc lợi dụng sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế trong hoạt động mua bán người.
Các đơn vị cần chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang, Hội phụ nữ, tổ dân cư khối phố, thôn bản… tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về phòng, chống mua bán người, nhất là cách thức giải quyết, ứng phó.
Cụ thể: kỹ năng ứng xử trong trường hợp có dấu hiệu mua bán người, những đối tượng có nguy cơ cao, các hoạt động hỗ trợ giúp nạn nhân hoà nhập cộng đồng phù hợp với lứa tuổi…
Việc tích hợp với các bộ môn học có liên quan, các hoạt động đoàn thể, ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chính trị … tăng nội dung, thời lượng tuyên truyền, cảnh báo về Chương trình phòng, chống mua bán người cũng được Sở GD&ĐT Lai Châu nhấn mạnh.