Tăng cường giáo dục kỹ năng sống: Chưa như kỳ vọng

Tăng cường giáo dục kỹ năng sống: Chưa như kỳ vọng
“Xaây döïng neàn GD môû, thöïc hoïc, thöïc nghieäp…” ñang laø ñoøi hoûi noùng boûng
“Xây dựng nền GD mở, thực học, thực nghiệp…” đang là đòi hỏi nóng bỏng

(GD&TĐ) - Trong thời gian qua, chất lượng đội ngũ giáo viên đã được nâng cao toàn diện.Tuy nhiên, môi trường học đường vẫn còn những vấn đề đáng lo ngại, như vai trò của giáo viên trong việc tăng cường kỹ năng sống cho trẻ chưa thực sự như kỳ vọng.

Trẻ em dễ bị cô đơn

ThS Lê Mỹ Dung (Viện Nghiên cứu Giáo dục – ĐHSP Hà Nội) trong một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về HS tiểu học đã đúc kết: HS tiểu học thường có biểu hiện căng thẳng chiếm 47%; lo lắng 39,5%; hay hờn dỗi – khóc 32,4%; cáu giận 39,9%; hoặc chán nản 39,3%; xảy ra trong quá trình học tập và khi gặp khó khăn trong việc kiềm chế xúc cảm… Trẻ em hiện nay có xu hướng dễ cô đơn, dễ chán nản, dễ cáu giận và ương bướng hơn xưa. Các bé cũng hay bị căng thẳng, lo lắng, bốc đồng và dễ gây hấn hơn. 

Kết quả khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu Giáo dục (ĐHSP TPHCM) trên mẫu 2.000 HS, SV cho thấy: 76% cho rằng thầy cô không có ảnh hưởng đến định hướng tương lai của các em; 15,9% cho rằng ảnh hưởng của GV đến tương lai các em xếp vị trí thứ 2;  chỉ có 1,7% công nhận các em chịu ảnh hưởng bởi thầy cô chiếm vị trí số 1. ThS Lê Phạm Phương Lan (ĐH Nguyễn Huệ – Bộ Quốc phòng) cảnh báo: “Trên thực tế dạy học, một số GV còn mang tính áp đặt, khiến HS không hứng thú, gây ức chế tâm lý, quan hệ thầy – trò căng thẳng. Các em dễ có tâm lý sợ hãi, đối phó, khó thân thiện, khó bộc lộ bản thân, thậm chí chúng còn tìm cách chống đối thầy cô”.

Một thực trạng đáng lo nữa, càng lớn, ý thức chấp hành kỷ cương của HS càng đi xuống. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu & Phát triển Giáo dục Việt Nam cho thấy: Tỷ lệ HS đi học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%. Tỷ lệ quay cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%. Tỷ lệ nói dối cha mẹ: Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%. Tỷ lệ không chấp hành quy định an toàn giao thông: Tiểu học 4%, THCS 35%, THPT lên tới…. 70%! 

Đẩy mạnh giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống 

Đặc biệt đề cao vai trò người thầy, NGND, GS Trần Thanh Đạm (nguyên hiệu trưởng Trường ĐHSP TPHCM) nhấn mạnh: “Người thầy phải là sứ giả của niềm vui. Dạy học là nghề vô cùng khó, phải có tính chuyên nghiệp”… 

Để giảm tải và đảm bảo mục tiêu GD toàn diện, các trường học nước ta đang tăng cường GD các “giá trị sống” (GTS) và rèn luyện kỹ năng sống (KNS) cho tất cả HS, SV. 

Chương trình GD các GTS được UNESCO và UNICEF bảo trợ, đã và đang được triển khai rộng khắp thế giới. Có 12 GTS căn bản đối với cá nhân cũng như cộng đồng được đề cao là: Hòa bình, hạnh phúc, yêu thương, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, tôn trọng, trách nhiệm, giản dị, tự do, khoan dung và đoàn kết. Chương trình GD 12 GTS căn bản này đã được các nhà trường Việt Nam triển khai 3 năm. Việc triển khai thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tích hợp qua một số môn văn hóa, qua mạng Internet, qua hệ thống thông tin đại chúng và đặc biệt là qua nhân cách người thầy.

Để HS, SV có được các GTS cần thiết nói trên, bắt buộc các nhà trường phải rèn luyện các KNS – đang được coi là điểm yếu nhất của HS, SV nước ta. Các KNS rất cần cho các em có nhiều, trong đó nổi bật phải kể: KN thuyết trình, KN tự học, KN thảo luận tổ nhóm, KN giao tiếp, KN xử lý tình huống, KN kiềm chế bản thân, KN định hướng nghề nghiệp, KN ra quyết định…. “Yếu huyệt” đáng lo nhất với đa số HS, SV của ta, theo nhiều chuyên gia GD là: Thiếu KN tự học – tự xác định giá trị của bản thân, thiếu KN thảo luận làm việc nhóm và rất yếu KN giao tiếp (đặc biệt đàm thoại bằng Ngoại ngữ)! 

Một khảo sát sơ bộ 250 học viên của ThS Nguyễn Anh Tuấn (Học viện Kỹ thuật Quân sự) cho thấy: 90,4% học viên lựa chọn “KNS bao hàm cả tri thức – thái độ – hành vi”, 81,2% lựa chọn: “Để GD KNS cho học viên, thì GV phải có KNS tốt và làm chủ được các KNS, được coi như một yêu cầu tiên quyết, bắt buộc và cấp bách”. 

PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, nhận định: “HS từ 6 – 18 tuổi học trong các trường, nếu trẻ hư thì ngành GD không thể thoái thác trách nhiệm. Những tiêu cực xảy ra ở lớp trẻ những năm gần đây là minh chứng cho sự yếu kém của nhà trường trong việc “dạy người”. Ngành GD của ta đang rất cần thay đổi tích cực. Mấu chốt là phải thay đổi phương pháp GD – nội dung GD…”.

Đinh Lê Yên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ