Theo đó, các bên hướng đến thực hiện mục tiêu, phòng chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm và nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác đảm bảo ATTP tại các bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn trong KCX - KCN.
Cụ thể, số vụ ngộ độc thực phẩm trong 3 năm 2017 , 2018 và 2019 giảm 30% so với năm 2016; 100% bếp ăn tập thể tự tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; 80% bếp ăn tập thế thuê nấu, cơ sở chế biến suất ăn suất, bếp ăn tập thể tự tổ chức vận hành hệ thống tự kiểm tra; 80% quản lý bếp, nhân viên tiếp xúc thực phẩm được cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm và được khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
Được biết, tại TPHCM có 17 KCX- KCN, trong đó có 1.167 doanh nghiệp hoạt động với số lao động là hơn 285.768 người. Tại các KCX - KCN có 217 doanh nghiệp có bếp ăn tập thể; 364 doanh nghiệp nhận suất ăn từ bên ngoài.
Hiện nay việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến suất ăn công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Do không chế chế giá thành nên các đơn vị cung cấp suất ăn đã chọn mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau, không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, nguy cơ xảy ra ngộ độc thử phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và nghiêm trọng hơn là hoạt động sản xuất bị đình trệ.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, với việc ký kết này nhằm mang lại những thực phẩm sạch an toàn cho người dân TP và công nhân làm việc tại các KCX- KCN.
Nội dung chính trong việc ký kết này mà các bên cần phải thực hiện là tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, diễn tập, xử lý ngộ độc, thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp, xây dựng và triển khai mô hình cung ứng thực phẩm an toàn cho công nhân cũng như tạo điều kiện kết nối cung cầu đưa thực phẩm sạch đến với các bếp ăn trong các KCX - KCN.