Tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em, siết chặt kỷ luật bạo lực học đường…

GD&TĐ - Siết chặt kỷ luật bạo lực học đường; tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2019… - là những nội dung giáo dục được dư luận quan tâm tuần qua.

Cả xã hội cần chung tay bảo vệ môi trường học đường phi bạo lực. Ảnh minh họa
Cả xã hội cần chung tay bảo vệ môi trường học đường phi bạo lực. Ảnh minh họa

Kiên quyết với vấn nạn bạo lực học đường

Tuần qua, sau hàng loạt vụ việc liên quan đến vấn đề bạo lực học đường, thông tin được dư luận đặc biệt quan tâm là những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về giáo dục, về bạo lực học đường, trách nhiệm của các địa phương trong vấn đề vi phạm quản lý giáo dục, đào tạo.

Đây là những nội dung được Thủ tướng đề cập tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019.

Nêu ý kiến chỉ đạo tại phiên họp phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo ở một số địa phương như tại Hưng Yên, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng,… phải được xử lý nghiêm để làm gương, giữ kỷ cương phép nước…

Chúng ta có sơ hở quản lý Nhà nước không? Bộ Giáo dục và Đào tạo trách nhiệm ra sao? Các địa phương có biện pháp như thế nào? Các đoàn thể, cơ quan chức năng trách nhiệm ra sao về tình trạng bạo lực học đường?.

Cần phải có biện pháp mạnh mẽ hơn, đừng để trở thành vấn đề rất lớn khiến nhân dân phẫn nộ. Chúng ta đang nói câu chuyện lo tăng trưởng, phát triển kinh tế, nhưng chúng ta không thể nào bỏ quên vấn đề xã hội bức bối như vậy.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Trao đổi tại phiên họp, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT thực hiện đúng Nghị định 80/2017/NĐ-CP về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các địa phương về quản lý giáo dục - đào tạo đối với các vi phạm này.

Thủ tướng khẳng định, đến nay, việc thực hiện Nghị quyết 29 của BCH Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là tốt, nhưng các vi phạm xảy ra thì phải xử lý nghiêm. Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan báo chí nêu đúng, nêu đủ, không làm phức tạp tình hình.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã có những động thái hết sức cụ thể, kiên quyết đối với các vụ việc liên quan đến vấn đề bạo lực học đường, được dư luận xã hội hoan nghênh.

Với phương châm không né tránh, xử lý nghiêm và dứt điểm các vụ việc để chỉnh đốn nền nếp trong trường học, lấy lại niềm tin cho dư luận xã hội.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Đây là những vụ việc rất nghiêm trọng, đau lòng, ảnh hưởng đến niềm tin xã hội, phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc.

Quang cảnh buổi làm việc giữa Bộ LĐTBXH với Bộ GD&ĐT về phòng, chống bạo lực học đường
 Quang cảnh buổi làm việc giữa Bộ LĐTBXH với Bộ GD&ĐT về phòng, chống bạo lực học đường

Tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em

Thời gian qua, các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em, diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Thực hiện yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về tăng cường phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, ngày 4/4, Bộ LĐTBXH phối hợp với Bộ GD&ĐT đề xuất một số giải pháp ưu tiên phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt trong môi trường học đường 2019-2020.

Hội nghị cũng đưa ra các giải pháp riêng như đối với GD mầm non, tăng cường kỹ năng, phương pháp sử dụng tình huống, đạo đức nhà giáo, biện pháp tâm lý. Làm thế nào để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho GV để họ yêu nghề, gắn bó với nghề.

Đối với THCS, THPT, đưa ra nhiều nội dung, đặc biệt là vấn đề tư vấn tâm lý học đường, các giải pháp trong các tài liệu, chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật của các Cục, vụ đi vào nhà trường một cách hiệu quả. Trường học cần phối hợp với cơ quan LĐTBXH tại địa phương để phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em một cách hiệu quả.

Khuyến cáo đối với các Bộ, ngành quy định trong luật về tăng cường phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em. Trách nhiệm của các cơ quan địa phương trong việc phòng, chống bạo lực học đường...

Bắt đầu từ 1/4, Bộ GD&ĐT chính thức thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2019 (Ảnh minh họa)
Bắt đầu từ 1/4, Bộ GD&ĐT chính thức thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2019 (Ảnh minh họa)

Thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2019

Nhằm cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc của thí sinh, phụ huynh và các tổ chức, cá nhân liên quan đến Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019, Bộ GD&ĐT thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2019.

Theo đó, bắt đầu từ 1/4, Bộ GD&ĐT chính thức thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2019.

Cụ thể: Hỗ trợ về Kỳ thi THPT quốc gia: Hỗ trợ qua email: hotrothi2019@moet.gov.vn; từ ngày 1/4/2019 đến ngày 22/8/2019. Hỗ trợ qua điện thoại (trong giờ hành chính): 024-32181385; 024-32181386. Đợt 1: Từ ngày 1/4/2019 đến ngày 25/4/2019. Đợt 2: Từ ngày 22/6/2019 đến ngày 4/8/2019.

Hỗ trợ về xét tuyển đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy: Hỗ trợ qua email: hotroxettuyen2019@moet.gov.vn; từ ngày 1/4/2019 đến ngày 22/8/2019. Hỗ trợ qua điện thoại (trong giờ hành chính): 024-32181385; 024-32181386. + Đợt 1: Từ ngày 1/4/2019 đến ngày 25/4/2019. Đợt 2: Từ ngày 14/7/2019 đến ngày 22/8/2019.

Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT; Sở Khoa học và công nghệ; Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng; Cục Đào tạo - Bộ Công an; các đại học, học viện; các trường đại học; các trường cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên thông báo rộng rãi thông tin trên để thí sinh, phụ huynh và các tố chức, cá nhân liên quan được biết.

Đa dạng các hình thức xét tuyển, từ lấy kết quả Kỳ thi THPT quốc gia cho đến lấy kết quả thi đánh giá năng lực, xét học bạ và điểm ngoại ngữ đạt chuẩn theo đánh giá của các trung tâm uy tín… Các phương thức xét tuyển đều nhằm tăng cơ hội trúng tuyển cho người học nhưng vẫn bảo đảm chất lượng nguồn tuyển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.