Năm 2011, ông Salman, 79 tuổi, được cất nhắc làm Bộ trưởng Quốc phòng Ả Rập Saudi, chỉ huy quân đội tham gia chiến dịch không kích chống IS do Mỹ dẫn đầu.
Hơn một nửa dân số của Ả Rập Saudi hiện dưới 25 tuổi. Bộ phận giới trẻ này được xem là dễ bị tác động bởi chiến dịch lôi kéo của IS, khiến ông Salman khi vừa lên nắm quyền đã phải tỏ ra thận trọng.
Nhà nghiên cứu Frederic Wehrey đến từ Chương trình Trung Đông thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế (MEPCEIP) cho rằng khả năng “thu hút” thanh niên Ả Rập Saudi của IS hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong khi đó, Thái tử Muqrin – em trai cố vương Abdullah – cũng là nhân vật đóng góp không nhỏ vào công cuộc bình ổn đất nước. Ông là người đứng đầu cơ quan tình báo Ả Rập giữa thời điểm al-Qaeda “cựa mình” từ năm 2003-2005.
Thời điểm đó, tổ chức khủng bố khét tiếng mở các cuộc tấn công bài bản nhưng bị hoàng tử Muqrin khi ấy đào tạo, triển khai các đơn vị chống khủng bố chuyên nghiệp dập tắt.
Ông Muqrin lên kế hoạch chống khủng bố, yêu cầu công dân thông báo cho nhà chức trách những hoạt động đáng ngờ có thể xâm phạm an ninh lãnh thổ. Chương trình theo dõi nghi can khủng bố gắt gao và chính sách hạn chế Internet của ông Muqrin đã phát huy tác dụng rõ rệt.
Cơ quan tình báo Ả Rập cũng giúp ngăn chặn một lượng lớn thanh niên nước này tới Iraq và Yemen để gia nhập hàng ngũ thánh chiến.
Người trẻ nhất trong hoàng thất Ả Rập có bề dày chống khủng bố, đó là hoàng tử Mohammed bin Nayef, hiện giữ chức Bộ trưởng Nội vụ. So với những người anh em họ, hoàng tử Mohammed chỉ mới 55 tuổi nhưng được coi là" hung thần" của Nhà nước Hồi giáo”.
Sống sót sau hàng loạt vụ ám sát bất thành của al-Qaeda, ông Mohammed vẫn kiên định đi theo đường lối chống chủ nghĩa cực đoan và được Mỹ xem như một nhân vật đáng tin cậy.