Tán thành với những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018

GD&TĐ - Tán thành về những điểm mới trong quy định tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018, TS Phan Hồng Dương - Trưởng Phòng Đào tạo (Học viện Quản lý Giáo dục) chia sẻ: Có hai điểm mới mà tôi đồng tình cao đó là: Quy định tuyển sinh đối với các trường sư phạm và giảm cộng điểm ưu tiên khu vực.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo TS Phan Hồng Dương, trong tuyển sinh đại học, cao đẳng, việc cộng điểm đối tượng ưu tiên khu vực cho thí sinh là quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT, nhằm đảm bảo công bằng giáo dục giữa các vùng miền.

Tuy nhiên, do sự phát triển của KTXH nên mức độ chênh lệch giữa các vùng miền trong điều kiện hiện nay khác hơn so với thời gian trước, nhất là trong khoảng 5 năm đến 10 năm về trước.

Do vậy việc điều chỉnh mức điểm ưu tiên cho các thí sinh là cần thiết. "Tôi thấy để mức chênh lệch điểm ưu tiên khu vực như trong quy chế về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018 là hợp lý.

Và tại sao vẫn phải để điểm ưu tiên? Tôi cho rằng, đây là chính sách nhân văn, để xóa dần khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền. Và đây chưa phải là thời điểm thích hợp để chúng ta cào bằng" - TS Phan Hồng Dương nhấn mạnh.

Đề cập đến quy định về tuyển sinh đối với các trường sư phạm, TS Phan Hồng Dương cho rằng, đây là ngành đặc thù nên càng cẩn phải "chỉn chu" hơn. Để có học sinh giỏi, trước hết người thầy phải có những kiến thức và nền tảng vững chắc để sau này ra trường mới có thể trang bị kiến thức, cho các thế hệ tương lại.

Cho nên đối tượng tuyển sinh, phải là học sinh tốt nghiệp khá - giỏi. Vì thế quy định về học sinh phải đạt học lực khá - giỏi mới được xét vào các trường sư phạm là hoàn toàn đúng đắn.

Tất nhiên trong đào tạo con người thì nhận thức là một quá trình vận động phát triển nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, kiến thức các em tích lũy được ở bậc phổ thông là tiền đề vững chắc để các em tiếp tục học tập lên bậc cao đẳng và đại học. Qua đó, có thể trợ giúp cho các em trong quá trình học tập và công việc sau này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ