Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - kinh nghiệm từ Vương quốc Anh và quốc tế

GD&TĐ - Sáng nay (22/3), Học viện Quản lý giáo dục phối hợp với Ban Quản lý Chương trình phát triển các trường sư phạm (ETEP) và Hội đồng Anh tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thống - Kinh nghiệm từ Vương quốc Anh và quốc tế”.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Hội thảo có sự tham dự của hơn 150 đại biểu đến từ một số tổ chức quốc tế gồm Hội đồng Anh Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB), Dự án Hỗ trợ xây dựng năng lực (FCB), các cơ quan của Bộ GD&ĐT, Ban quản lý Chương trinh ETEP, Các trường đại học sư phạm tham gia chương trình ETEP, cùng đại diện các Sở GD&ĐT và cơ sờ giáo dục phổ thông trong cả nước.

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện về GD-ĐT, trong đó chất lượng giáo dục được xác định là trọng tâm và cũng là thách thức.

Chất lượng của hệ thống giáo dục liên quan đến chất lượng giáo viên, chất lượng của đội ngũ lãnh đạo trường cùng công tác đào tạo giáo viên mà trong đó ưu tiên quan trọng là hoạt động phát triển chuyên môn thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy được nâng cao một cách đồng bộ.

Tại hội thảo, các chuyên gia của Vương quốc Anh và Hội đồng Anh giới thiệu kinh nghiệm quốc tế về chương trình bồi dưỡng thường xuyên tới đại biểu tham gia hội thảo.

Theo đó, Hội thảo tập trung hỗ trợ các trường đại học sư phạm và các địa phương thực hiện mục tiêu và chuẩn bị cho chương trình bồi dưỡng cùng các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong năm 2018.

GS Phạm Quang Trung - Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục phát biểu tại Hội thảo
GS Phạm Quang Trung - Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục phát biểu tại Hội thảo

Các chia sẻ đến từ các chuyên gia của Hội đồng Anh cung cấp, giới thiệu tổng quan về kinh nghiệm và thực tiễn phương pháp bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông do Hội đồng Anh hỗ trợ nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam cũng như một số quốc gia châu Á bao gồm:

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển giáo viên tại Trung Quốc; kinh nghiệm phát triển chuyên môn giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam và xây dựng cộng đồng giáo viên, trao đổi chuyên môn cho tới kết quả nghiên cứu dự án xây dựng năng lực cho các trường phổ thông của Việt Nam, để thực hiện đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện giáo dục...

Hội thảo cũng chia sẻ kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trong trường phổ thông Việt Nam và kết quả nghiên cứu của 8 trường đại học sư phạm/Học viện Quản lý giáo dục tham gia ETEP về đánh giá chương trình và đề xuất chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông các cấp.

Mục tiêu nhằm hướng tới tất cả giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên thế giới đều có cơ hội tiếp cận với Chương trình bồi dưỡng thường xuyên chất lượng cao, qua đó tạo ra những điều kiện tốt nhất dựa trên nhu cầu thiết thực, giúp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tăng cường bồi dưỡng kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý trường học nhằm mang lại kết quả học tập tốt nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Không ít bí mật từ 'áo' phấn trắng của hồng treo gió. Ảnh: Quốc Bình

Hồng treo gió

GD&TĐ - Lúc mới ngắt từ cành, quả hồng có vỏ màu vàng hanh pha chút đỏ, tròn căng bóng mà sao ở đây nó nhăn lại đến méo mó.

Các nguồn sử liệu ghi nhận Phan Sĩ Thục là quan thanh liêm, đến lúc mất gia đình cũng không đủ mua đồ khâm liệm. Ảnh minh hoạ: IT

Tiến sĩ Phan Sĩ Thục: Quan thanh liêm, giữ trọn tiết tháo

GD&TĐ - Với quan niệm làm quan nên được dân yêu chứ không phải để dân sợ, làm quan phải thanh liêm không thẹn cái tiếng khoa bảng, Tiến sĩ Phan Sĩ Thục đã sống một đời sáng tỏ đạo đức nhà nho - nhà giáo dục mẫu mực.