Tuyển sinh ĐH,CĐ 2018, không lo “tháo khoán“

GD&TĐ - Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo (Trường đại học Kinh tế Quốc dân), mùa tuyển sinh năm 2018 có nhiều điểm mới, điểm nhấn là quy định bỏ "điểm sàn" và tuyển sinh vào các trường sư phạm.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

* PGS nhận xét như thế nào về những quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trong mùa tuyển sinh năm nay?

- PGS.TS Bùi Đức Triệu: Những quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT đã khắc phục được nhất hạn chế, bất cập của mùa tuyển sinh năm trước và tăng quyền tự chủ cho các trường.

Tôi đồng tình với quy định giảm một nữa điểm ưu tiên khu vực. Cụ thể, điều chỉnh việc giảm điểm ưu tiên giữa các khu vực xuống 1/2 (năm 2017 là 0.5) tại dự thảo là 0.25.

Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) không nhân hệ số theo thang điểm 10.” Bỏ quy định chính sách ưu tiên riêng đối với học sinh ở các địa phương khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Với quy định này, sẽ không có bất cập về mức chênh lệch giữa các vùng miền trong công tác tuyển sinh như: Thí sinh điểm cao thì trượt, thí sinh điểm thấp thì trúng tuyển. Đồng thời tạo công bằng trong xã hội, nhất là đối với các thí sinh.

* Có nhiều ý trước quy định bỏ "điểm sàn" của Bộ GD&ĐT. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- PGS.TS Bùi Đức Triệu: Theo tôi việc bỏ "điểm sàn" là phù hợp với thực tế hiện nay và tăng quyền tự chủ cho các nhà trường. Thực tế, "điểm sàn" đã không còn tác dụng như trước nữa, nhất là đối với những trường top đầu.

* Liệu rằng, quy định này sẽ "tháo khoán" cho các trường trong tuyển sinh?

- PGS.TS Bùi Đức Triệu: Tôi không nghĩ vậy. Theo tôi, hiện nay việc vào đạo học đã còn quá là khó khăn với hầu hết với thí sinh nữa. Vấn đề là các em chọn trường nào và học ngành gì? Vì thế bỏ điểm sàn là phù hợp nhằm thúc đẩy các trường vận động, phát triển để "cạnh tranh" để thu hút thí sinh.

* Theo PGS những quy định trong tuyển sinh năm nay sẽ tác động đến các trường như thế nào - thưa PGS?

- PGS.TS Bùi Đức Triệu: Theo tôi, sẽ không có tác động đáng kể. Chẳng hạn như quy định bỏ "điểm sàn", trước đây mặc dù một số trường lấy điểm thấp nhưng tuyển sinh vẫn không đủ, chứ không phải khi có "điểm sàn" rồi họ mới rơi vào tình trạng tuyển sinh thiếu. Còn với các trường top đầu việc có hay không có "điểm sàn" cũng không ảnh hưởng gì đến công tác tuyển sinh.

Điều đó muốn nói lên rằng, các trường phải khẳng định thương hiệu của mình bằng chất lượng đào tạo. Và khi đã có thương hiệu rồi thì sẽ không còn phải băn khoăn về nguồn tuyển. Những thay đổi của năm nay đã giải quyết những băn khoăn của năm ngoái và cơ bản khắc phục, để hoàn thiện hơn.

PGS.TS Bùi Đức Triệu tham gia tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2018
PGS.TS Bùi Đức Triệu tham gia tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2018

* Năm nay, riêng các trường Sư phạm sẽ áp dụng quy định ngưỡng chất lượng đầu vào và thí sinh phải đạt được học lực giỏi mới được xét vào đại học sư phạm? Ông có nhận xét gì về quy định này?

- PGS.TS Bùi Đức Triệu: Tôi cho rằng, quy định này là hợp lý. Quan điểm chung về mặt xã hội, nâng chuẩn đầu vào đối với các trường sư phạm như trong hướng dẫn của Bộ GD&ĐT là đúng. Ai cũng biết, chất việc nâng cao chất lượng sư phạm là vô cùng quan trọng. Thế nến ngay từ khâu tuyển sinh đầu vào cũng cần phải được chú trọng nhiều hơn.

Bộ GD-ĐT chỉ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Với các trường xét tuyển dựa trên điểm thi trung học phổ thông quốc gia, ngưỡng điểm này được Bộ xác định căn cứ kết quả của kỳ thi.

Đặc biệt, tôi tán thành với quy định, thí sinh phải đạt học lực giỏi mới được xét vào đại học sư phạm. Qua đó, chúng ta sẽ từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường phổ thông.

* Sợ rằng, các trường sư phạm sẽ khó tuyển sinh hơn - thưa PGS?

- PGS.TS Bùi Đức Triệu: Tôi cho rằng, vấn đề tuyển sinh cần phải theo kế hoạch nhất định. Khác với các trường kinh tế có tính ĐỘNG cao hơn, còn các trường sư phạm thì có tính TĨNH cao hơn.

Tĩnh ở đây chính là quy mô tuyển sinh, chúng ta phải cân đối và làm kế hoạch chính xác và đầy đủ. Chẳng hạn, trong 1 đến 2 năm tới có thể giảm chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường sư phạm, sau đó điều chỉnh dần để tạo sự cân đối giữa cung và cầu.

Tuy nhiên, rõ ràng, với quy định này thì không còn cách nào khác là các trường sư phạm phải thực sự đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo.

Xin cảm ơn PGS!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.