Tầm quan trọng giữa di sản văn hoá dân tộc với hoạt động giáo dục, du lịch

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Ngày 01/7/2022, tại trường ĐH Trà Vinh diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia về chuyên đề "Di sản văn hoá trong hoạt động giáo dục và du lịch".
Biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại Hội thảo.
Biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại Hội thảo.

Hội thảo thu hút trên 100 đại biểu, các nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu sinh về lĩnh vực văn hoá, du lịch từ các viện, trường, các đơn vị đào tạo trên cả nước tham dự.

Ban tổ chức đã nhận được trên 70 bài tham luận của các tác giả đến từ nhiều cơ quan, đơn vị, trường học trong cả nước. Trong đó, 5 tham luận được các tác giả trình bày tại hội thảo lần này là Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch ở Nam Trung Bộ Việt Nam - PGS.TS Phan Quốc Anh, Trường Đại học Trà Vinh; Truyền thuyết về địa danh ở Trà Vinh trong giáo dục truyền thống - ThS. NCS Kiều Văn Đạt, Trường Đại học Trà Vinh;

Chức năng giáo dục trong hoạt động bảo tàng Văn hóa dân tộc khmer tỉnh Trà Vinh - CN. HVCH Kim Sa Phép - Bảo tàng văn hóa Khmer Trà Vinh; Số hóa di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở Trà Vinh - Nhóm tác giả: ThS. Võ Thành C, ThS. Dương Ngọc Vân Khanh, ThS. Nguyễn Bá Nhiệm - Trường Đại học Trà Vinh; Giảng dạy di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh phục vụ du lịch Việt Nam - TS. Hồ Tường, Trường Đại học Bình Dương.

Tham luận Số hóa di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở Trà Vinh (Nhóm tác giả: ThS. Võ Thành C, ThS. Dương Ngọc Vân Khanh, ThS. Nguyễn Bá Nhiệm - Trường ĐH Trà Vinh) đưa ra các giải pháp số hóa di sản văn hóa với công nghệ 3D Scanning, ứng dụng công nghệ thực tế ảo để xây dựng hệ thống tham quan ảo, xây dựng bản đồ số di sản văn hóa tỉnh Trà Vinh, xây dựng website 3D và ứng dụng di động giới thiệu về các di sản văn hóa tỉnh Trà Vinh, giới thiệu thông tin các di sản văn hóa trên mạng xã hội.

TS. Hồ Tường - Trường Đại học Bình Dương, với tham luận “Giảng dạy di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh phục vụ du lịch Việt Nam”, nhấn mạnh việc đưa ra phương pháp phân loại, hệ thống hóa các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Việt Nam và áp dụng giảng dạy cho sinh viên ngành Hướng dẫn viên du lịch và Dịch vụ du lịch lữ hành, giúp sinh viên ra trường tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng công tác thiết kế tour cũng như thuyết minh hướng dẫn du lịch.

Các tác giả đã bàn luận sâu sắc về di sản văn hóa trong hoạt động du lịch và giáo dục. Bên cạnh làm sáng rõ hơn các di sản văn hóa đã được UNESCO vinh danh, các tác giả còn mô tả các di sản văn hóa ở từng địa phương. Bảo tồn di sản cũng được quan tâm qua các bài viết về kỹ thuật số hóa, cách truyền dạy (tạo cảm xúc với di sản;...) gồm nhận diện di sản văn hoá của dân tộc; Phân tích hiện trạng di sản văn hoá tại các địa phương (Hà Tĩnh, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Khánh Hòa…);

Hội thảo cùng đưa ra những đánh giá về ứng dụng công nghệ 3D, VR, E-learning và mối quan hệ giáo dục với bảo tồn di sản ứng dụng công nghệ để bảo tồn di sản văn hóa: Giáo dục di sản văn hóa Huế; giảng dạy về các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Việt Nam cho hướng dẫn viên du lịch; dạy học di sản trong trường phổ thông; đưa di sản văn hóa vào giáo dục lịch sử trong nhà trường trung học phổ thông…

Các tham luận hướng đến nhận diện di sản trong hoạt động bảo tồn, khai thác thông qua các chương trình du lịch, giáo dục.

Những tham luận khoa học của hội thảo góp phần cung cấp tư liệu hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giáo dục trong và ngoài nước về di sản văn hóa của nước ta hiện nay. Trăn trở, đề xuất của các tác giả chính là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý hoạt động văn hóa, du lịch, giáo dục ở từng địa phương và trung ương nhận diện thực trạng và sớm có các hành động thiết thực, gắn với thực tiễn đặt ra - Bà Thạch Thị Dân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh.
Ghé Đà Lạt thưởng lãm 'Chuyện mình'

Ghé Đà Lạt thưởng lãm 'Chuyện mình'

GD&TĐ - Triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Đoàn Đức Hùng tại phòng tranh Le Lycee Ana Mandarin Villas DaLat (Lâm Đồng) tiếp tục đón khách đến 26/10.
Nhiều họa sĩ trẻ giành giải thưởng Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc. Ảnh: Bình Thanh

Điêu khắc đang 'đổi vai'?

GD&TĐ - Góp tác phẩm vào Cuộc thi và Triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc đang diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội, phần lớn là họa sĩ, nhà điêu khắc trẻ.
Ảnh minh họa: ITN.

Truyện ngắn Ước mơ của Linh

GD&TĐ - Từ ngày Linh chào đời, cả làng, cả xã biết mẹ và Linh bị AIDS. Hôm đó là một ngày mưa rét cắt da, cắt thịt trong tiết đại hàn của mùa Đông giá lạnh.
Canh 'tập tàng'.

Thương nhớ canh 'tập tàng'

GD&TĐ - Có một món canh quê, rất quê mà người quê hoặc gốc quê luôn luôn nhớ, luôn luôn thích - cả người quê xưa và người quê nay.
Ảnh minh họa/ITN.

Truyện ngắn: Đôi giày

GD&TĐ - Một người sẽ đi bao nhiêu đôi giày trong suốt cuộc đời? Câu hỏi này thật kỳ lạ, ai sẽ nghiêm túc tính toán cơ chứ!
Minh họa/INT

Từ màn ảnh đến cuộc đời

GD&TĐ - Nếu như những nhân vật, câu chuyện của thế giới ảo mới bắt đầu được điện ảnh nước nhà khai thác thì trên thế giới, chủ đề này đã không còn lạ lẫm.