Tầm quan trọng được sơ cứu ban đầu đúng cách

GD&TĐ - Không thể phủ nhận rằng việc nắm rõ những kỹ năng sơ cứu sẽ giúp trẻ tránh được những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra...

Học sinh được trang bị kỹ năng sơ cứu ban đầu sẽ tăng khả năng nhận thức về các tai nạn thường xảy ra. Ảnh minh họa.
Học sinh được trang bị kỹ năng sơ cứu ban đầu sẽ tăng khả năng nhận thức về các tai nạn thường xảy ra. Ảnh minh họa.

Chính vì thế, việc trang bị những kỹ năng sơ cứu cho học sinh là điều cực kỳ quan trọng.

>>> Những kỹ năng sơ cứu cả phụ huynh và trẻ cần trang bị

>>> 'Bỏ túi' kỹ năng sơ cứu người đuối nước

Vì sao cần dạy kỹ năng sơ cứu cho học sinh?

Cô Vũ Thu Trang, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa hồng (Hà Nội) cho biết, mặc dù sơ cứu chỉ là một biện pháp điều trị tạm thời, tuy nhiên nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng của người bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Nếu học sinh được đào tạo về sơ cứu có thể áp dụng các phương pháp phù hợp giúp cho tình hình được kiểm soát tốt hơn. Nhờ đó mà người bệnh giảm được sự đau đớn cho đến khi có sự can thiệp của bác sĩ.

Bên cạnh đó, học sinh được trang bị tốt kỹ năng cứu thương và sơ cứu sẽ giúp học sinh có thể áp dụng được trong một số trường hợp khẩn cấp một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp tăng khả năng sống sót của người bệnh.

“Việc sơ cứu để đến hàng loạt các lợi ích chính vì thế cần phải đào tạo cho học sinh kỹ năng sơ cứu thích hợp. Trong trường hợp không có sự hỗ trợ của y tế ban đầu học sinh vẫn có thể để thực hiện các bước sơ cứu đơn giản đối với một chấn thương nhẹ, tránh được tình trạng chấn thương nghiêm trọng hơn”, cô Trang nhấn mạnh.

Cũng theo cô Trang, với những kỹ năng cứu thương và sơ cứu đơn giản, học sinh có thể cảnh giác và năng động hơn khi gặp tình huống nguy hiểm. Đảm bảo được sự an toàn đối với các em. Đồng thời giúp học sinh tăng khả năng, nhận thức của mình về tai nạn, bệnh tật và phương pháp điều trị khi có sự cố xảy ra.

Tuy nhiên, sơ cứu chỉ là bước ban đầu đối với bệnh nhân. Một số chấn thương không yêu cầu sự can thiệp của chuyên môn mà có thể áp dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau để giảm đau trong tình trạng khẩn cấp như chườm túi nước đá, hô hấp nhân tạo… Do đó, việc học sinh hiểu rõ về cứu thương và sơ cứu sẽ giúp xử lý nhanh khi gặp người bị nạn - đó có thể là học sinh, bạn bè hay thậm chí là người thân trong nhà….

Cô Trang cho biết thêm, tuỳ vào từng độ tuổi học sinh mà có những hướng dẫn phù hợp về sơ cứu hoặc phòng chống tai nạn thương tích. Chẳng hạn, đối với trẻ ở độ tuổi tiểu học, có thể hướng dẫn cách gọi cấp cứu: Câu từ rõ ràng, ngắn gọn và chính xác.

Thông tin cung cấp đầy đủ về vị trí, địa chỉ, đường đi, loại tai nạn, tính chất nghiêm trọng của tai nạn, số lượng, giới tính, tuổi, giờ đến cấp cứu nạn nhân, mô tả dấu hiệu nạn nhân, những sơ cứu đầu tiên đã làm, diễn biến và tình trạng nạn nhân... Trẻ lưu ý chỉ dừng cuộc gọi sau khi người nhận cuộc gọi đã xác nhận và dừng cuộc gọi.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Lưu ý trong sơ cứu ban đầu

Theo ThS Lê Phương Nhung - Trung tâm Y tế Ba Đình (Hà Nội) cho biết, sơ cấp cứu ban đầu là sự trợ giúp ban đầu, ngay lập tức cho người bệnh hoặc nạn nhân cho đến khi họ được chăm sóc bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp. Đó không chỉ là những xử trí ban đầu đối với chấn thương của nạn nhân mà còn là sự chăm sóc ban đầu khác như trấn an tâm lý đối với nạn nhân và những người chứng kiến sự kiện tai nạn thương thích, người thân của nạn nhân.

Sơ cứu thường bao gồm các thủ thuật đơn giản, thông thường dễ thực hiện nên cần tổ chức hướng dẫn trong các nhà trường. Thực tế, nhiều học sinh THCS và THPT nắm rất tốt một số cách sơ cứu cơ bản khi bạn bè gặp tai nạn thương tích. Sơ cứu được xem như là một phần trong chăm sóc cấp cứu nhằm mục đích làm tăng khả năng sống sót, ngăn ngừa khả năng nặng lên của thương tật, góp phần ổn định sức khỏe cho nạn nhân. Hậu quả của việc không sơ cấp cứu kịp thời là tim ngừng đập và dẫn đến tử vong. Nếu ngừng tim trên 4 phút thì não có thể bị tổn thương. Nếu ngừng tim trên 10 phút thì não tổn thương không thể phục hồi.

ThS Lê Phương Nhung chia sẻ, nhiệm vụ của người cấp cứu cần lưu ý là để nạn nhân ở vị trí cấp cứu an toàn, gọi người xung quanh trợ giúp, cấp cứu ban đầu cho nạn nhân.

Bên cạnh đó, cần lưu ý gọi hoặc nhờ người khác gọi cấp cứu 115. Ghi lại hoặc nhờ người ghi lại những điều đã xảy ra, những việc đã làm. Có thể sử dụng các biện pháp phòng nhiễm trùng cho người sơ cấp cứu: Rửa tay, đeo găng, có thể sử dụng mask (mặt nạ) để hô hấp nhân tạo.

Đối với trẻ, cha mẹ có có thể dạy con kỹ năng ở vai trò là người trợ giúp như tìm kiếm nạn nhân, tìm kiếm tất cả mọi sự chăm sóc. Gọi cấp cứu y tế và chỉ dẫn người cấp cứu đến đúng địa chỉ cần cấp cứu...

ThS Lê Phương Nhung lưu ý nguyên tắc vận chuyển nạn nhân khi gặp nạn: Tốt nhất vận chuyển nạn nhân bằng các phương tiện chuyên dụng y tế: Cáng, xe đẩy, xe cứu thương...

Nếu không có hỗ trợ chuyên môn và phương tiện chuyên dụng y tế thì việc vận chuyển nạn nhân luôn luôn phải đảm bảo đúng kỹ thuật, nhanh chóng, an toàn cho cả nạn nhân và người vận chuyển, cụ thể như sau: Chỉ được vận chuyển nạn nhân sau khi đã được sơ cứu, cấp cứu ban đầu. Chỉ chuyển nạn nhân khi đảm bảo các yếu tố an toàn: Bảo vệ nạn nhân trong lúc di chuyển.

Bình tĩnh cân nhắc việc thực hiện ưu tiên cần làm tuỳ theo tình trạng tổn thương của nạn nhân. Việc vận chuyển được thực hiện đồng đều theo hiệu lệnh thống nhất của người chỉ huy. Theo dõi nạn nhân thường xuyên khi vận chuyển, đảm bảo nạn nhân luôn ở tư thế an toàn nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.