Tấm bản đồ do Matteo Ricci vẽ từ thế kỷ 17 thể hiện Trung Quốc nằm ở trung tâm của TG |
Tấm bản đồ do một thầy tu người Italia tên là Matteo Ricci tạo ra năm 1602. Đây là tấm bản đồ đầu tiên bằng tiếng Trung Quốc thể hiện các nước châu Mỹ và coi Florida là “Mảnh đất của hoa”.
Tấm bản đồ có kích cỡ 3,6576x1,254 mét được in trên 6 cuộn giấy là một trong 2 bản sao còn ở điều kiện tốt.
Tấm bản đồ được in trên 6 cuộn giấy này là 1 trong 2 bản còn ở điều kiện tốt. |
Bản đồ bao gồm các hình vẽ và chú giải chi tiết về những khu vực khác nhau trên thế giới. Châu Phi được chú ý tới với những ngọn núi cao nhất và dòng sông dài nhất thế giới. Một mô tả ngắn gọn về Bắc Mỹ có nói tới “con bò có bướu”, những con ngựa hoang và một khu vực tên là “Ka-na-ta”.
Một số nơi ở Trung và Nam Mỹ cũng được đặt tên, bao gồm cả “Wa-ti-ma-la” (Guatemala), “Yu-ho-t’ang” (Yucatan) và “Chih-Li” (Chile).
Tấm bản đồ vẽ năm 1602 xác định Florida là "Mảnh đất của hoa" |
Ricci cũng mô tả ngắn gọn về việc phát hiện ra châu Mỹ: “Trong những ngày xa xưa, không ai biết có những nơi như Bắc và Nam Mỹ hay Magellanica. Nhưng một trăm năm sau, người châu Âu đi thuyền tới và phát hiện ra những nơi này” – ông viết và dẫn một cái tên mà những nhà vẽ bản đồ xa xưa sử dụng để chỉ Australia và Antarctica.
Ricci nằm trong số những người phương Tây đầu tiên sống ở nơi mà hiện giờ là Bắc Kinh. Nổi tiếng với việc giới thiệu khoa học phương Tây tới Trung Quốc, Ricci đã tạo ra tấm bản đồ theo yêu cầu của hoàng đế Vạn Lịch để giúp các học giả và các nhà thám hiểm.
Tấm bản đồ được coi là thể hiện sự gặp gỡ quan trọng đầu tiên giữa Đông và Tây |
Không có phiên bản của tấm bản đồ này được cho là tồn tại ở Trung Quốc – nơi Ricci được tôn kính và chôn cất. Chỉ có một vài bản gốc tồn tại và hiện nằm trong các thư viện của Vatican và các nhà sưu tập ở Pháp và Nhật.
Hiện tấm bản đồ này đang được trưng bầy tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ là tấm bản đồ hiếm đắt thứ 2 từng được bán (1 triệu USD). Mức giá này đứng sau tấm bản đồ thế giới lần đầu tiên sử dụng cái tên “America” đã được bán với giá 10 triệu USD năm 2003.
Hà Châu (Theo Dailymail)