Tại sao Mỹ không tấn công Iran?

GD&TĐ - Cáo buộc Tehran tấn công các cơ sở dầu mỏ của Ả-rập Xê-út, các quan chức Mỹ tuyên bố mở rộng lệnh trừng phạt đối với Iran. Tổng thống Donald Trump gọi các biện pháp trừng phạt bổ sung là "rất đáng kể". 

Donald Trunp quyết định dùng kinh tế để trừng phạt Iran.	Ảnh: Reuters
Donald Trunp quyết định dùng kinh tế để trừng phạt Iran. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, dựa vào áp lực kinh tế, Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn sử dụng vũ lực. Đáp lại, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cáo buộc Mỹ là “kẻ khủng bố kinh tế". Theo Wall Street Journal, bước tiếp theo của Mỹ sẽ tạo ra một liên minh quốc tế để tăng áp lực lên Iran.

Chế tài mới

Về việc Mỹ đang gia tăng áp lực đối với Tehran, ông Donald Trump đã viết trên Twitter hôm 18/9: “Các biện pháp hạn chế mới sẽ được đưa ra trong hai ngày tới bằng các hướng dẫn của Bộ trưởng Tài chính Stephen Mnuchin áp dụng biện pháp trừng phạt mới đối với Iran”. Ông Donald Trump gọi các “biện pháp hạn chế” mới là "rất quan trọng". Tuy nhiên, ông không nêu rõ các biện pháp cụ thể đang được đề ra.

Một trong những người đầu tiên phản ứng với điều này là Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Trên Twitter của mình, ông Netanyahu viết: “Hành động xâm lược của Iran đang gia tăng gần đây, bao gồm cả ở Vịnh Ba Tư. Lúc này là thời điểm thích hợp để tăng áp lực và thắt chặt các biện pháp trừng phạt. Tôi rất vui vì Tổng thống Trump đã làm điều đó”.

Phản ứng được cho là cứng rắn của Tehran

Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton (phải), người vừa từ chức vì bất đồng quan điểm với Donald Trump, trong đó có chính sách mềm yếu với Iran. Ảnh: AFP
Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton (phải), người vừa từ chức vì bất đồng quan điểm với Donald Trump, trong đó có chính sách mềm yếu với Iran. Ảnh: AFP

“Đây là một sự thừa nhận rằng Hoa Kỳ có ý thức chọn công dân bình thường làm mục tiêu của mình: Khủng bố kinh tế, bất hợp pháp và vô nhân đạo”- Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif bình luận về quyết định của Tổng thống Trump trên Twitter. Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ali Khamenei thậm chí còn nói gay gắt hơn, rằng: "Chính sách gây áp lực tối đa đối với Iran không đáng một xu".

Theo ông Ali Khamenei, nếu trong tình hình hiện tại, Tehran đồng ý đối thoại với Washington có nghĩa là chính sách trừng phạt đang hoạt động. Tuy nhiên, phía Iran quyết không cho phép điều này.

“Tại sao các quan chức từ Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao đến những người khác đều nhất trí tuyên bố rằng chúng tôi sẽ không đàm phán với Hoa Kỳ, dù là song phương hay đa phương?”- Nhà lãnh đạo tối cao Iran đặt câu hỏi.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng nói về chủ đề trừng phạt, chuyến đi tới New York trong một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bị đặt dấu hỏi (ông gặp vấn đề trong việc xin visa). Theo như lời giải thích của Tổng thống Iran, Teheran đã biết rõ cách đánh và hiệu quả của các lệnh trừng phạt đang giảm dần. Dĩ nhiên, áp lực này đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của mọi người, nhưng nó đã đạt đến đỉnh điểm và đang suy giảm. Theo Tổng thống Rouhani, Tehran đang xây dựng một hệ thống thanh toán với các quốc gia khác, mặc dù đã ngắt kết nối khỏi hệ thống thanh toán SWIFT.

“Có một thời, mọi người ở phương Tây tin rằng ngân hàng chỉ là Swift, nhưng không phải là như vậy”- Tổng thống Hassan Rouhani khẳng định.

Xây dựng liên minh

Quyết định thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran trùng hợp với chuyến thăm Ả-rập Xê-út của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo, người vào hôm 18/9 đã có cuộc đàm đạo với Thái tử Mohammed bin Salman. Theo Wall Street Journal, tại Ả-rập Xê-út , ông Pompeo nói: "Chúng tôi đang nỗ lực tạo ra một liên minh để phát triển kế hoạch kiềm chế Iran". Trích dẫn một số đại diện của chính quyền Nhà Trắng, tờ báo cho biết Washington có ý định sẽ tạo ra phản ứng quốc tế phối hợp, bao gồm cả trong tuần lễ cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nơi sẽ quy tụ hơn 100 lãnh đạo quốc gia và khoảng 80 Thủ tướng và Bộ trưởng ngoại giao.

Trong chuyến thăm Ả-rập Xê-út, ngoại trưởng Michael Pompeo đã gọi cuộc tấn công vào các cơ sở của Saudi Aramco là “hành động chiến tranh” của Iran.

Sau các cuộc đàm phán, các bên tuyên bố sẵn sàng cùng nhau chống lại Tehran, và họ cũng nhất trí rằng "Iran phải chịu trách nhiệm cho hành vi hung hăng, liều lĩnh và đe dọa của mình".

Ông Andrei Baklanov, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà ngoại giao Nga, cho rằng việc thành lập một liên minh quân sự quốc tế chống Iran không thể vì một số lý do. Trước hết, theo ông Baklanov, chính Washington vẫn chưa sẵn sàng cho một kịch bản vũ lực: Quân đội Mỹ không chắc chắn "về tính khả thi và hiệu quả cao của các hành động vũ lực có thể chống lại Iran". Cũng theo lời ông Andrei Baklanov, Hoa Kỳ không quan tâm đến một cuộc chiến, nhưng trong việc tạo ra một tình huống trước chiến tranh trong khu vực để tăng áp lực lên Iran và tăng nguồn cung vũ khí cho Trung Đông, họ đặc biệt lưu ý. Liên minh đang được tập hợp để chứng minh rằng hầu hết các quốc gia trong khu vực đều có chung quan điểm như của Mỹ đối với Iran. Tuy nhiên, “ý tưởng về sự sáng tạo” của nó, theo Andrei Baklanov, dường như không nhận được nhiều sự hỗ trợ.

Grigory Kosach, giáo sư tại Khoa Lịch sử, Khoa học Chính trị và Luật của RSUH, đồng ý với giáo sư Baklanov. Câu hỏi lớn là liệu các nước vùng Vịnh, ngoại trừ Ả-rập Xê-út là có sẵn sàng tham gia liên minh do Mỹ đề xuất hay không. Chuyên gia nhớ lại rằng không có sự thống nhất giữa các quốc gia Ả-rập ở Vịnh Ba Tư:

Kịch bản sức mạnh

Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh tăng cường trừng phạt và không ngừng đưa ra những tuyên bố cứng rắn, một câu hỏi được đặt ra: Liệu Nhà Trắng có đang xem xét khả năng xảy ra kịch bản bạo lực hay không?

Trả lời câu hỏi này, Tổng thống Donald Trump khẳng định là không.

“Có rất nhiều lựa chọn. Có một lựa chọn cực đoan và nhiều lựa chọn khác. Nói về lựa chọn cực đoan, tôi muốn bắt đầu một cuộc chiến. Không, chúng tôi không nói về lựa chọn cực đoan này bây giờ”- ông Donald Trump khẳng định.

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ tiết lộ những bất đồng ngày càng tăng ở Washington về việc cuộc đối đầu với Iran có thể đi xa đến đâu. Rốt cuộc, dựa vào áp lực kinh tế, Donald Trump đồng thời khẳng định ông không sẵn sàng sử dụng vũ lực. Gần đây, không chỉ các nghị sĩ có ảnh hưởng mà cả các thành viên trong chính quyền Tổng thống Donald Trump đều kêu gọi dùng quân sự chống lại Tehran. Bằng chứng về những bất đồng này là tuyên bố của John Bolton, cố vấn cho Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia, người đã bị cách chức vào ngày 10/9. Sau khi bị cách chức, không gọi Donald Trump bằng tên, ông Bolton bày tỏ ý kiến rằng cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ả-rập Xê-út có thể tránh được nếu người đứng đầu Nhà Trắng trước đó đã thể hiện sự quyết đoán cao đối với Tehran. Theo ông Bolton, một cú đánh vào Iran đáng lẽ phải xảy ra vào tháng 6, sau khi máy bay không người lái của Mỹ bị bắn hạ.

Vén bức màn bí mật về cách đưa ra quyết định trong Nhà Trắng, John Bolton khẳng định, tất cả các thành viên trong chính quyền của Tổng thống đều ủng hộ việc tấn công Iran vào mùa hè này, nhưng Tư lệnh tối cao vào thời điểm cuối cùng "đã quyết định không làm điều này và không thông báo cho bất kỳ ai về nó".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ