Tại sao Crimea vẫn là căn cứ chiến lược sau 80 năm?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - 80 năm trước, Crimea là căn cứ hải quân chính của Liên Xô và điều này vẫn đúng cho đến khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt.

Hồng quân Liên Xô giải phóng Crimea tháng 5 năm 1944.
Hồng quân Liên Xô giải phóng Crimea tháng 5 năm 1944.

Căn cứ chiến lược

Nhận định trên được Alexander Hill, giáo sư lịch sử quân sự tại Đại học Calgary ở Alberta, Canada đưa ra khi nói về tầm quan trọng chiến lược về quân sự của Crimea với Nga tại Biển Đen.

Hôm 8 tháng 4, Nga kỷ niệm 80 năm ngày bắt đầu cuộc tấn công Crimea của Hồng quân chống lại quân xâm lược Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.

Chiến dịch giải phóng Crimea kéo dài từ ngày 8 tháng 4 năm 1944 đến ngày 12 tháng 5 năm đó và kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của Tập đoàn quân 17 hùng mạnh của Đức.

Giáo sư Alexander Hill, giáo sư lịch sử quân sự tại Đại học Calgary ở Alberta, Canada, nói với RIA trong một cuộc phỏng vấn: "Việc đánh bại Đức Quốc xã xâm lược Crimea có giá trị chiến lược và là một thành công đáng kể của Hồng quân.

Chiến dịch này có lợi ích về mặt tâm lý, không chỉ đối với binh lính Liên Xô mà còn về mặt làm suy giảm tinh thần của người Romania, bởi vì rất nhiều người chiến đấu bên phe Đức Quốc xã là lực lượng người Romania".

Theo giáo sư, việc bảo vệ thành công bán đảo cũng tạo ra khả năng tấn công vào các căn cứ chiến lược tại Romania, từ Crimea, điều mà Đức Quốc xã rất lo ngại.

Vị chuyên gia ca ngợi việc bảo vệ Crimea là "một chiến dịch rất thành công vì Hồng quân đã chiến thắng chỉ trong vài tuần nhưng đã làm được điều mà quân Đức phải mất vài tháng mới làm được.

Giáo sư Hill cũng lưu ý một số "điểm tương đồng" giữa các mục tiêu của Cuộc tấn công Crimea năm 1944 và mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt đang diễn ra của Nga.

"Rõ ràng, hoạt động đặc biệt một phần là nhằm bảo vệ Crimea, khu vực ngày nay rất quan trọng đối với Nga, cũng như đối với Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945). Rõ ràng đây là một căn cứ hải quân quan trọng. Đó là một cảng nước ấm lớn", Hill lưu ý.

Ông mô tả Crimea là một căn cứ chiến lược để tuần tra Biển Đen, nhớ lại rằng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Crimea "cũng là mối đe dọa đối với bất kỳ cuộc tiến công nào với kẻ thù từ phía tây từ phía nam.

Ngày nay, vị trí của Crimea trong chiến dịch quân sự đặc biệt cũng cho phép lực lượng Nga tấn công từ phía nam vào Ukraine", giáo sư chỉ ra.

Ông nói: "Cũng có những điểm tương đồng trong cách diễn ra các cuộc xung đột. Bất chấp việc sử dụng máy bay không người lái và vũ khí có độ chính xác cao trong cuộc xung đột Ukraine, đây vẫn là cuộc chiến của xe tăng, pháo binh và bộ binh, vốn được sử dụng rộng rãi trong Cuộc tấn công Crimea thời Thế chiến 2".

Giáo sư kết luận: "Crimea có vị trí chiến lược, cho phép Nga thống trị khu vực Biển Đen".

Đánh bại vũ khí nguy hiểm nhất

Khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt, quân đội Ukraine đã nhiều lần sử dụng xuồng không người (USV) lái tấn công vào Hạm đội Biển Đen của Nga.

Theo các chuyên gia quân sự tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Ilya Kramnik, Magura V5 hiện là chiếc USV tối tân và khó đối phó nhất đang được Kiev sử dụng trong các cuộc tấn công.

Trong quá trình hoạt động tại Biển Đen, đã có ít nhất một chiếc Magura V5 hoàn chỉnh đã rơi vào tay các chuyên gia Nga hồi tháng 11 năm 2023 ở bờ biển phía tây Crimea.

Chuyên gia Ilya Kramnik tiết lộ, hiện Magura V5 đang được Moscow nghiên cứu để chống lại sự nguy hiểm của chính những hệ thống như vậy.

Thực tế chiến trường đã cho thấy, những cuộc tấn công bằng tên lửa diệt hạm, ngư lôi có thể sẽ sớm lùi vào quá khứ. Chúng được thay bằng những chiếc xuồng không người lái cảm tử ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn.

Ông Kramnik nhấn mạnh, hiện Nga cũng đã có những vũ khí như vậy và biết cách đối phó hiệu quả với loại vũ khí này.

Cũng theo chuyên gia Nga, về cơ bản, đây được gọi là mô-đun điều khiển từ xa, được sử dụng trên các phương tiện giao thông trên bộ.

Các trạm quang-điện tử được tích hợp có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách vài km. Ngày nay, chúng đã được lắp đặt trên phương tiện mặt nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ