FRANKLIN CHANG-DÍAZ (1950) VÀ ELLEN OCHOA (1958)
Họ là 2 nhà tiên phong về lĩnh vực không gian: Nhà vật lý người Mỹ Franklin Chang-Díaz là nam phi hành gia vũ trụ nói tiếng Tây Ban Nha đầu tiên, và kỹ sư người Mỹ Ellen Ochoa là nữ phi hành gia vũ trụ nói tiếng Tây Ban Nha đầu tiên. Chang-Díaz sinh ra ở San José (Costa Rica) và lấy được tấm bằng Tiến sĩ về Vật lý Plasma ứng dụng từ Viện công nghệ Massachusetts (MIT).
Chang-Díaz trở thành phi hành gia vũ trụ vào năm 1981, phụ trách vai trò thông tin liên lạc trong quỹ đạo (CAPCOM) trong suốt chuyến bay Spacelab lần đầu tiên và đã thực hiện trót lọt 7 sứ mạng tàu con thoi không gian. Chang-Díaz nghỉ hưu từ NASA vào năm 2005. Còn bà Ellen Ochoa sinh ra ở Los Angeles (California), lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ về kỹ thuật điện tại Đại học Stanford. Bà Ochoa nghiên cứu về xử lý thông tin tại phòng thí nghiệm quốc gia Sandia và Trung tâm Nghiên cứu Ames (NASA), có 3 bằng sáng chế quan trọng về quang học, nhận dạng đối tượng và xử lý hình ảnh. Bà Ochoa trở thành phi hành gia vũ trụ vào năm 1991 và thực hiện trót lọt 4 chuyến bay tàu con thoi. Năm 2012, bà Ochoa trở thành Giám đốc của JSC – người nói tiếng Tây Ban Nha đầu tiên và là gười phụ nữ thứ 2 giữ trọng trách này.
MARIO J. MOLINA (1943)
|
Đầu thập niên 1970, các nhà khoa học đang hết sức lo ngại đến tác động của một loại xương sống carbon được biết đến dưới cái tên gọi là Chlorofluorocarbons (CFCs).
Lúc còn nhỏ ở Mexico City, Molina đã rất hâm mộ bà dì của mình khi người này biến phòng tắm thành một phòng thí nghiệm hóa học tạm thời. Molina học ở Mexico và nước ngoài và cho ra khám phá về CFCs trong lúc bảo vệ luận án Tiến sĩ cùng với Rowland tại Đại học California, Irvine (UCI). Khám phá ra CFCs đã khiến cho Molina đoạt được giải Nobel hóa học vào năm 1995 (có sự góp công của Rowland và Paul J. Crutzen, một nhà tiên phong nghiên cứu về các tác động của nitrogen oxide đối với sự phá hủy tầng ozon). Ngày hôm nay Molina nghiên cứu về các cách tiếp cận chiến lược về năng lượng và môi trường.)
CÉSAR MILSTEIN (1927 - 2002)
César Milstein (trái) đang mỉm cười với Georges Kohler sau khi họ cùng nhận giải Nobel sinh học / y học năm 1984. Ảnh: Borje Thuresson/Keystone/Getty Images |
Nói về hệ miễn dịch là khi sử dụng các kháng thể để chống virus hay vi khuẩn, hệ miễn dịch của con người thường sẽ ủng hộ mọi thứ. Xui thay, các tổ hợp tế bào B và Globulin miễn dịch lại trật chìa với mục tiêu mà nghiên cứu đã nhắm tới. Khi César Milstein sản xuất ra các kháng thể đơn dòng đầu tiên vào năm 1975, ông đã không chỉ xử lý sự cố mà còn trở thành một trong những “cha đẻ” của y học hiện đại. Bằng cách kết hợp những tế bào này với các tế bào u tủy sống dai, nhà nghiên cứu César Milstein và nghiên cứu sinh Tiến sĩ Georges Köhler đã sản sinh ra một lượng lớn các kháng thể đơn dòng, giống hệt nhau. Với công trình nghiên cứu này mà Milstein đã cùng chia sẻ giải Nobel Sinh lý học hay Y học vào năm 1984 chung với Köhler và Niels K. Jerne.
Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã áp dụng kỹ thuật của César Milstein với các dạng lai kháng thể khác nhằm tạo ra một loạt các xét nghiệm và chẩn đoán linh hoạt bao gồm các công cụ dùng trong xét nghiệm thai sản, chỉ dấu sinh học, điều trị ung thư, các chủng ngừa liều cao cùng các loại và mô máu.
BARUJ BENACERRAF (1920 - 2011)
|
Theo một cách nào đó, bề mặt các tế bào của chúng ta đã chứa một chuỗi các kháng nguyên độc đáo, giúp nhận dạng chúng ta cũng như ngăn ngừa hệ miễn dịch của chúng ta trong những hoàn cảnh bình thường từ việc tấn công các tế bào này. Việc xác định căn bản di truyền của phức hợp tương thích mô quan trọng này (viết tắt MHC) đã giúp cho ông Baruj Benacerraf nhận được giải thưởng Nobel Sinh học / y học vào năm 1980 và nâng cao hiểu biết của chúng ta về phản ứng miễn dịch và các bệnh tự miễn (chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng). Benacerraf cùng chia sẻ giải Nobel với George D. Snell, người đã phát hiện ra bằng chứng ban đầu của MHC trong cơ thể của chuột từ thập niên 1940 và Jean Dausset là người đầu tiên tìm ra kháng nguyên tương thích ở con người.
JACINTO CONVIT (1913 - 2014)
Một em bé Syria bị mắc bệnh Leishmaniasis trong máu vào năm 2013. Nhà khoa học-bác sĩ Jacinto Convit đã cống hiến đời mình cho các bệnh truyền nhiễm, cụ thể là bệnh phong. Ảnh: Muzaffar Salman/Reuters/Corbis |
Thế giới sẽ mãi mãi liên kết 2 cái tên liên quan đến bệnh phong (bệnh hủi), bệnh Hansen’s: Nhà vật lý người Na Uy-Gerhard Hansen, người mà vào năm 1873 đã khám phá ra loại vi khuẩn gây ra bệnh phong; và Jacinto Convit, người đã tạo ra chủng ngừa mới để làm chậm sự phát triển của bệnh phong và tiêu diệt nó bằng cách kết hợp một cách điều trị bệnh lao đã được biết tới với một vi khuẩn Armadillo vào năm 1987. Convit (người sinh ra ở Caracas (Venezuela) đã qua đời một thế kỷ sau đó) là người đã mở rộng phạm vi của phòng thí nghiệm hay phòng khám bác sĩ. Ông đã giúp điều trị cho các bệnh nhân và giúp họ chống lại những kỳ thị xã hội về căn bệnh phong. Chính ông đã phát triển ra một chủng ngừa mới chống lại bệnh do nhiễm Leishmaniasis (một chứng bệnh do nhiễm ký sinh trùng Leishmania thường dính dáng đến nghèo đói và suy dinh dưỡng, bệnh thường lây lan do một loại muỗi cát gây ra). Trong suốt 75 năm sự nghiệp nghiên cứu y học, Convit đã nhận được một số giải thưởng danh dự, bao gồm giải Asturias của Hoàng tử Tây Ban Nha và Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp.