Nạn chảy máu chất xám ở Nga

GD&TĐ - Nước Nga đang trải qua nạn chảy máu chất xám chưa từng có trong 20 năm gần đây. Kể từ năm 2014, số người Nga xuất ngoại ngày càng đông, hơn nữa đa phần là những nhà khoa học trẻ có trình độ.x

Nữ sinh tốt nghiệp đại học ở Nga
Nữ sinh tốt nghiệp đại học ở Nga

Bức tranh chung không mấy sáng sủa

Tờ “Khoa học. Phương án Trotsky”, một ấn phẩm độc lập của các nhà khoa học Nga, đặt ra cho các nhà khoa học đang làm việc ở nước ngoài hai câu hỏi: “Theo bạn, nước Nga hiện nay có thực sự quan tâm tới sự trở về của các nhà khoa học đã thành công không? và các nhà khoa học thành công có đồng ý trở về không?”.

Các ý kiến trả lời khác nhau, nhưng bức tranh chung không mấy sáng sủa. Bà Ekaterina Amerik, GS. Đại học Paris SUD, Pháp, nói: “Các dự án khoa học cơ bản mang tính dài hạn, còn việc cấp kinh phí ở Nga hầu như hoàn toàn mang tính chất tài trợ không hoàn lại, tài trợ được cấp trong hai-ba năm, nhưng ngay cả khi tài trợ này được phép gia hạn thì người ta cũng không gia hạn, đồng thời không thông báo nguyên nhân rõ ràng, ví dụ, trong nhóm chúng tôi, đã xảy ra điều đó”.

“Chảy máu chất xám là một vấn đề rất lớn, nhưng nó biểu hiện không phải khi những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học Nga tiếp tục học tập ở nước ngoài mà là khi người nghiên cứu sinh đã làm xong luận án và trở về để cống hiến tài năng của mình cho đất nước, nhưng hóa ra, đất nước lại không cần tài năng đó”. 

Theo ông Sergey Nechaev, Giám đốc Trung tâm Khoa học quốc tế Nga - Pháp Ponselet, giới khoa học trẻ Nga đi khỏi đất nước vì đối với một nhà khoa học đó là cách duy nhất để có thể xuất hiện “nơi cần thiết và vào thời điểm cần thiết”. “Tất nhiên, có những nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc có thể tự vươn lên ở bất cứ đâu, nhưng đa phần, để phát huy tài năng khoa học, các bạn trẻ cần được nuôi dưỡng trong môi trường, nơi có nhiều nhà khoa học xuất chúng. Ở Nga có một số ít nhà khoa học như vậy, nhưng không phải đa số” - ông nói.

Một số độc giả đề cập tới nguyên nhân kinh tế và chính trị của vấn đề này. “Vấn đề chính của nền khoa học Nga là thiếu khả năng thanh toán cho các kết quả nghiên cứu ứng dụng. Vì vậy bộ phận khoa học cơ bản bị nền kinh tế coi như không cần thiết. Chuỗi mắt xích này có thể dẫn tới một kết thúc logic: khoa học cần cho kỹ sư, kỹ sư cần cho các nhà sản xuất, các nhà sản xuất cần cho các doanh nhân, các doanh nhân cần cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư cần bầu không khí chính trị “đúng” và những quy tắc rõ ràng của cuộc chơi”.

Thiếu điều kiện hoạt động khoa học

GS Vladlen Timorin, trưởng khoa Toán thuộc Đại học Nghiên cứu Quốc gia - Trường Kinh tế Cao cấp Nga, cho rằng chảy máu chất xám là một vấn đề rất lớn, nhưng nó biểu hiện không phải khi những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học Nga tiếp tục học tập ở nước ngoài mà là khi người nghiên cứu sinh đã làm xong luận án và trở về để cống hiến tài năng của mình cho đất nước, nhưng hóa ra, đất nước lại không cần tài năng đó. Vì vậy cần tài trợ cho những sinh viên xuất sắc, nhưng cũng cần tạo công ăn việc làm cho họ trong khoa học hàn lâm. Việc giải quyết vấn đề này sẽ góp phần giảm thiểu sự ra đi vĩnh viễn của các nhà khoa học trẻ.

Theo ông, nếu các nhà khoa học Nga có điều kiện thực tế để làm việc ở Nga thì thậm chí mức thù lao không hấp dẫn lắm cũng không ảnh hưởng nhiều tới quyết định của họ: “Các nhà toán học có kinh nghiệm giảng dạy ở những nước khác nhau, hiểu rõ những điểm mạnh của các trường phái khoa học khác nhau, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Họ lựa chọn nơi làm việc, và một lời đề nghị sớm từ quê hương sẽ có lợi thế: bởi đây là nơi những người ruột thịt và gần gũi của họ đang sống”.

Hiện tại các nhà khoa học ở Nga làm khoa học rất khó khăn và ngày càng khó khăn hơn: “Các nhà khoa học đã thành công ở các nước phát triển về khoa học sẽ không trở về nước Nga vì điều kiện hoạt động khoa học trong quan niệm chuẩn mực của nó ở nước Nga còn thiếu” - ông Konstantin Severinov, GS. Đại học Rutgers (New Jersey, Mỹ) nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.