Tai nạn phóng xạ ít người biết

GD&TĐ - Acerinox là một công ty Tây Ban Nha chuyên sản xuất thép không gỉ. Tháng 5/1998, không rõ bằng cách nào, một nguồn phóng xạ cesiom-137 đã được tập kết tại nhà máy tái chế kim loại của công ty này tại Los Barrios, Cadiz. 

Tai nạn phóng xạ ít người biết

Tai nạn hạt nhân tại nhà máy Acerinox

Mặc dù nhà máy có các thiết bị dò tìm những nguồn nguy hiểm, tuy nhiên, nguồn phóng xạ nọ đã vượt qua các máy dò và được đun chảy tại một trong các lò đốt.

Ngay lập tức, một đám mây phóng xạ thoát lên bầu khí quyển. Bộ dò của ống khói nhà máy cũng không phát hiện được đám mây phóng xạ này, tuy nhiên, các nước Pháp, Đức, Áo, Thụy Sĩ và Ý đã phát hiện ra gần như ngay lập tức. Lượng phóng xạ cao gấp 1.000 lần hơn mức bình thường. Lượng tro phát ra từ nhà máy này cũng đạt mức phóng xạ nguy hiểm.

6 công nhân nhà máy bị nhiễm xạ. Nhà máy này và hai cơ sở tiếp nhận chất thải buộc phải đóng cửa để làm sạch. Vụ việc khiến 40m khối nước và 150 tấn thiết bị bị nhiễm xạ, 2.000 tấn tro phóng xạ thải ra không trung. Quá trình làm sạch và tổn thất sản xuất của nhà máy ước tính khoảng 26 triệu USD.

Động đất Chuetsu

Khi còn hoạt động, nhà máy năng lượng hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa (KKNPP) ở quận Niigata, Nhật Bản, sản xuất lượng năng lượng lớn hơn bất kỳ nhà máy năng lượng nào trên thế giới. Kể từ khi nhà máy này đi vào sản xuất hoàn toàn vào năm 1997, nhiều sự cố đã liên tiếp xảy ra, khiến nhà máy được yêu cầu đóng cửa một số hoặc tất cả các lò phản ứng của nó. Một số dẫn chứng cho thấy có tình trạng che giấu bằng chứng về các vết nứt trên vỏ địa cầu ở khu vực và đặc biệt là thực tế nhà máy này đã được xây dựng tại các đường đứt gãy.

Đó là những gì đã được đưa ra ánh sáng sau vụ động đất Chuetsu diễn ra vào ngày 16/7/2007. Tâm chấn của vụ động đất 6,8 độ richter này chỉ cách nhà máy 24km ngoài khơi. Những chấn động quá lớn so với mức độ nhà máy chịu đựng được theo thiết kế, bởi nhà máy được xây dựng trước khi Nhật Bản cập nhật các tiêu chuẩn về động đất năm 2006.

Có lẽ sự vô cảm đáng ngại đã dẫn đến thảm họa Fukushima Daiichi. Công ty Điện lực Tokyo thừa nhận rằng 1.200 lít nước phóng xạ đã rò rỉ ra biển, cùng hàng chục thùng chất thải hạt nhân đã bị tung ra sau động đất. Một ống xả cũng bị rò rỉ iot phóng xạ.

Một báo cáo được ban hành ngày 19/7 bởi Cơ quan Thông tin và Tài nguyên hạt nhân (NIRS), tuyên bố việc phóng thích vật liệu phóng xạ sẽ tồi tệ hơn nhiều. Theo NIRS, nước rò rỉ ra biển xuất phát từ hồ nhiên liệu chiếu xạ của một trong các lò phản ứng. Một lò phản ứng khác đã giải phóng hơi phóng xạ từ trận động đất. Hãng AP cũng cho biết, một cơ sở hạ tầng của nhà máy cũng thiệt hại lớn, với các vết nứt và rò rỉ ở khắp nơi. Tình trạng hóa lỏng (từ đất rắn chuyển sang đất bùn) cũng diễn ra trong lòng đất ở nơi này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.