Tai nạn phóng xạ ít người biết

GD&TĐ - Loài người đã thử nghiệm năng lượng hạt nhân trong nhiều thập kỷ, vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi có những tai nạn hạt nhân diễn ra ở đâu đó, trong nhiều thời điểm khác nhau. Nhưng không phải tai nạn nào cũng được đông đảo người dân biết đến như các thảm họa Chernobyl, đảo Three Mile hay Fukushima. Bằng nhiều cách, nhiều sự cố hạt nhân đã không được công khai.

Tai nạn phóng xạ ít người biết

SL-1

Nhà máy Năng lượng thấp số 1 (SL-1) là một lò phản ứng hạt nhân nhỏ tại phòng thí nghiệm quốc gia Idaho, nằm ở phía Đông Nam Idaho. Lò phản ứng này bắt đầu hoạt động năm 1958 như một phần của nhà máy năng lượng nguyên tử nguyên mẫu cho quân đội và được sử dụng để huấn luyện các kỹ thuật viên hạt nhân.

SL-1 được xây cất trong một căn hầm thép silo rộng lớn.

Ngày 23/12/1960, SL-1 được đóng cửa để bảo hành và theo kế hoạch, sẽ được mở lại vào ngày 4/1/1961. Ba người phụ trách việc chuẩn bị cho nhà máy hoạt động lại đã đến SL-1 vào khoảng 4 giờ chiều hôm trước. Đó là các kỹ thuật viên John Byrnes, Richard McKinley và Richard Legg.

Còi báo cháy của phòng thí nghiệm rú vang vào lúc 9 giờ tối cùng ngày. Lính cứu hỏa đã tới, mang theo các công cụ dò phóng xạ, nhưng họ không tìm được chỗ rò rỉ nào. Phòng điều khiển có vẻ hoàn toàn bình thường, mặc dù không có ai trong số 3 kỹ thuật viên có mặt tại đây. Khi lính cứu hỏa bắt đầu vào cầu thang dẫn tới hầm silo, thì các chỉ số phóng xạ trong máy dò của họ đạt mức nguy hiểm.

Những người lính cứu hỏa nhanh chóng mặc áo chống phóng xạ. Những máy dò phóng xạ tốt hơn cũng được gửi tới. Hai trong số các lính cứu hỏa đã tiếp cận đỉnh cầu thang và nhìn được vào trong lò phản ứng. Bên trong hầm silo là một cơn ác mộng. Nước từ SL-1 tràn đầy sàn hầm, rác rưởi nổi lềnh bềnh. Byrnes đã chết trong đó, McKinley cũng nằm gần đó, đang rên rỉ. Không ai rõ Legg ở đâu.

Bốn lính cứu hỏa đã chạy vào và mang McKinley ra ngoài, tuy nhiên, anh đã chết sau khi được đưa lên xe cứu thương vài phút. Không ai biết phải làm gì với thi thể nhiễm phóng xạ của người xấu số, vì vậy, họ đã lái xe vào sa mạc và quây thi thể bằng chì rồi để đó. Rất khuya đêm đó, Legg mới được tìm thấy, bị “đóng đinh” lên trần nhà bởi một cần điều khiển. Phải mất 6 ngày, người ta mới gỡ được thi thể Legg xuống.

Sau này, các nghiên cứu kết luận rằng một vụ nổ đã xảy ra khi Byrnes di chuyển cần điều khiển trung tâm của SL-1 quá xa so với mức cần thiết để tái khởi động lò, khiến phản ứng vượt tầm kiểm soát. Có lẽ đây chỉ là một tai nạn, do chiếc cần điều khiển bị kẹt, phải giật mạnh và cuối cùng trượt quá vị trí cần thiết. Một số người khác lại tin rằng, Byrnes cố tình kéo cần quá tay để tự vẫn vì cuộc hôn nhân của anh vừa đổ vỡ.

Phải mất nhiều tháng, người ta mới tháo dỡ hết lò SL-1 và làm sạch các phần của nó. Byrnes, McKinley và Legg được chôn trong các quan tài bằng chì.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.