Tắc mũi vì thuốc... thông mũi

Chị Thương (Hà Nội) đi khám bệnh trong tình trạng viêm mũi nặng, khó thở cả ngày lẫn đêm. Do phải thở bằng miệng nên chị bị khô họng, ho...

Tắc mũi vì thuốc... thông mũi
Tac mui vi thuoc... thong mui - Anh 1

Chị Thương (Hà Nội) đi khám bệnh trong tình trạng viêm mũi nặng, khó thở cả ngày lẫn đêm. Do phải thở bằng miệng nên chị bị khô họng, ho... nên tình trạng viêm mũi họng càng trở nên nặng nề. Chị chia sẻ với bác sĩ, bệnh này chị mắc từ nhiều năm nay, nhưng trước đây mua thuốc về nhỏ mũi thì đỡ, mà gần đây thuốc cũng “bó tay” trước bệnh của chị.

Sau khi khám bệnh và xem loại thuốc mà chị Thương vẫn thường nhỏ mũi lâu nay, BS. Hoàng Mai Phương (Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội) cho biết, chị đã lạm dụng thuốc nhỏ mũi naphazolin nên bị viêm mũi do thuốc. Tức là lúc đầu nhỏ thuốc thì có tác dụng làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây ngẹt mũi trở lại, làm viêm mạn tính niêm mạc mũi rất khó trị.

Theo BS. Phương, naphazolin là một loại thuốc co mạch mạnh có tác dụng tại chỗ. Khi mũi tắc, nhỏ thuốc vào bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu vì mũi thông thoáng ngay, nhưng sau đó lại có hiện tượng “dồn máu trở lại” gây phù nề và làm tắc mũi, nên bệnh nhân lại có nhu cầu nhỏ tiếp thuốc. Hơn nữa, niêm mạc mũi sau nhiều lần nhỏ thuốc sẽ bị xơ nên kém nhạy cảm đối với thuốc, đòi hỏi người bệnh phải nhỏ nhiều hơn, gây ra vòng luẩn quẩn khiến người bệnh không rời được thuốc và ngày càng phải tăng thêm số lần cũng như số lượng thuốc nhỏ. Khi lạm dụng thuốc sẽ gây nên tình trạng “viêm mũi do thuốc”. Vì vậy, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, chọn nồng độ đúng, phù hợp với đối tượng (trẻ em, người lớn) và thời gian dùng thuốc không nên quá 3-5 ngày.

Để điều trị viêm mũi do thuốc sẽ khó khăn hơn rất nhiều, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì. Trước hết là cần phải ngừng ngay việc nhỏ mũi bằng naphazolin và làm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Ngoài ra, đối với bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng cần nhớ: nếu bị sổ mũi, nghẹt mũi thì nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị. Bởi có thể triệu chứng này không chỉ là do cảm cúm, cảm lạnh mà là khởi đầu của viêm mũi dị ứng, viêm xoang… rất cần được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám và tư vấn điều trị tốt ngay từ đầu, tránh tự ý dùng thuốc, sẽ gây ra các tai biến bất lợi về sau.

Theo SK&ĐS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...