Cố gắng giữ thâm niên cho nhà giáo

GD&TĐ - Thấu hiểu và cảm thông với những tâm tư của nhà giáo, Bộ Giáo dục đã nỗ lực trong việc giữ lại thâm niên trong thời điểm này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tại “Điều 76. Tiền lương của Luật Giáo dục 2019 nêu rõ:

Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.”

Nghĩa là, nhà giáo chính thức bị cắt chế độ phụ cấp thâm niên khi Luật giáo dục có hiệu lực vào ngày 1/7/2019?

Bỏ thâm niên, nhiều nhà giáo gặp khó khăn 

cắt đi khoản tiền thâm niên này, nhiều thầy cô sẽ khó khăn bởi vốn dĩ đồng lương hiện hưởng khi có phụ cấp thâm niên đã không cao nhưng nhờ có nó, nhiều nhà giáo đã chăm lo cho gia đình của mình tốt hơn.

Những thầy cô bị ảnh hưởng nhiều nhất đa phần là giáo viên có thâm niên nghề, vì thế tuổi cũng đã cao, sức khỏe cũng bị suy yếu, con cái lại đang ăn học dở dang nên càng khó khăn.

Cô giáo Hoàng Thị Anh ở Vũng Tàu cho biết: “Sự thay đổi này làrất thiệt thòi với giáo viên lâu năm như chúng tôi. Tôi đi dạy từ năm 1989 thuộc xã vùng sâu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với lương 1 tháng chỉ được 20.500 (đồng).

Vậy mà vẫn bám trường, yêu trẻ và hy vọng sau đồng lương khá hơn. Đã 32 năm công tác mà đồng lương hiện tại chỉ được 10.553.000 (đồng). Bây giờ lại giảm”.

Nhiều gia đình cả 2 vợ chồng là nhà giáo nên số tiền bị mất hàng tháng lại được nhân gấp đôi. 

Cô giáo Nguyễn Thị Thủy ở Bình Thuận cũng chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi dạy ở một xã vùng xa của huyện, với đồng lương hai vợ chồng chưa tới trăm ngàn. Thế nhưng chúng tôi vẫn bám trụ với nghề, vẫn giảng dạy hết mình và yêu thương học sinh."

Nhiều năm sau, nhà nước đã tăng lương, cho chúng tôi phụ cấp đứng lớp, khuyến khích chúng tôi phụ cấp thâm niên nên đồng lương cũng đã cải thiện đôi chút.

Nay, cắt đi thâm niên hàng tháng gia đình tôi mất đi hơn 4 triệu đồng, một số tiền quá lớn chúng tôi sẽ bù đắp bằng cách nào đây?”.

Những nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thấu hiểu và cảm thông với những tâm tư của nhà giáo, Bộ Giáo dục đã nỗ lực trong việc giữ lại thâm niên trong thời điểm này.

Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay:

“…phụ cấp thâm niên không hẳn thực hiện theo Luật Giáo dục 2019 mà còn theo Nghị quyết 35 của Quốc hội và được quy định trong Nghị định của Chính phủ. 

Do Luật Giáo dục 2019 không quy định cụ thể chứ cũng không nói là bỏ phụ cấp thâm niên, nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn trao đổi với Bộ Nội vụ và báo cáo Thủ tướng để xin ý kiến cho vẫn tiếp tục thực hiện chi trả phụ cấp thâm niên cho đến khi có chính sách tiền lương mới, chính sách tiền lương mới theo lộ trình dự kiến thực hiện vào 1/7/2022.

Như vậy, các chế độ chính sách về lương và phụ cấp, trong đó có cả phụ cấp thâm niên mà giáo viên đang được hưởng hiện nay vẫn được giữ nguyên cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27”.

Dù Bộ Giáo dục có cố gắng bảo vệ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo thì sắp tới đây khi thực hiện chính sách tiền lương mới theo lộ trình dự kiến thực hiện vào 1/7/2022 thâm niên của giáo viên vẫn bị cắt.

Thay đổi điều luật cần phải có ý kiến của Quốc Hội. Vì thế, giáo viên cần đồng hành với Bộ đề xuất ý kiến trình lên cấp trên.

Thứ nhất, tiếp tục giữ thâm niên của giáo viên đến thời điểm hiện tại (ai nhận phần trăm bao nhiêu thì vẫn hưởng bấy nhiêu mà không tăng thêm hàng năm).

Thứ hai, quy đổi phần trăm thâm niên cộng vào hệ số lương để giáo viên nhận.

Có thế sẽ tránh thiệt thòi cho nhiều nhà giáo đã cống hiến cả tuổi xuân, sức lực cho ngành giáo dục trong những năm gian khó nhất. Và để thấy được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước đối với đội ngũ giáo viên.

Tài liệu tham khảo:

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/co-hay-khong-chuyen-bo-phu-cap-tham-nien-nha-giao-tu-thang-7-654009.html

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thực tế chưa hẳn như biểu hiện

GD&TĐ - Cuộc trả đũa của Iran ngày 12/4 vừa qua tạo bước ngoặt mới trong mối quan hệ đầy thù địch và căng thẳng giữa nước này và Israel.