Giáo viên TP.HCM vui mừng tiếp tục hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo

GD&TĐ - Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có hướng dẫn về thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo đối với viên chức chuyên ngành GD nghề nghiệp.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo đó, Sở GD-ĐT TP đã có văn bản trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiến nghị tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo là viên chức chuyên ngành GD nghề nghiệp.

Ngày 15/12, Tổng cục GD nghề nghiệp đã có văn bản phúc đáp về việc chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo GD nghề nghiệp, trong đó có ghi “nhà giáo đang giảng dạy, GD  trong cơ sở GD nghề nghiệp công lập, đã được chuyển xếp vào hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (có 4 ký tự đầu của mã số hạng chức danh là V.07) là đối tượng được chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Từ đó, Sở GD-ĐT hướng dẫn các đơn vị tiếp tục thực hiện chuyển đổi chức danh nghề nghiệp theo Thông tư số 12/2019/TT-BLĐTBXH ngày 12/8/2019 về hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.

Không thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức có mã số hạng V.09.

Với hướng dẫn mới này, nhiều giáo viên tại TP.HCM cho biết, họ rất vui mừng vì tiếp tục được tiếp tục có phụ cấp thâm niên.

Thầy Vũ Hoàng Sơn, Trường Tiểu học Bình Hoà (Quận Bình Thạnh) chia sẻ, khi nhận được thông tin, chúng tôi rất phấn khởi. Và đến thời điểm hiện tại, giáo viên đã được nhận khoản phụ cấp này. Qua đó có thể thấy được sự coi trọng và ghi nhận những đóng góp, cống hiến của các nhà giáo trong sự nghiệp trồng người.

Đồng thời thấy được sự sâu sát, quan tâm rất lớn của lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM về chăm lo đời sống của giáo viên trong những năm trở lại đây và sắp tới. Với sự quan tâm động viên, chia sẻ về mặt tinh thần, vật chất của lãnh đạo các cấp đối với đội ngũ nhà giáo cũng tạo động lực rất lớn cho những nhà giáo như chúng tôi càng nỗ lực, tâm huyết, gắn bó hơn cho nghề. 

Được biết, phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính theo quy định tại thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH của Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 

Cụ thể, Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch nói trên có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều 2, đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Trước đó, cuối năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT đã có tiếp nhận một số ý kiến thắc mắc của Phòng GD-ĐT các quận, huyện, các cơ sở GD có liên quan đến nội dung thực hiện chế độ tiền lương (trong đó có chế độ thâm niên) đối với nhà giáo và cán bộ quản lý GD, khi thực hiện Luật Giáo dục đã được Quốc hội chính thức thông qua, có hiệu lực từ 1/7/2020, có nhiều sửa đổi, bổ sung về vấn đề tiền lương, phụ cấp của giáo viên.

Sở cũng đã có công văn gửi Bộ GD-ĐT, xin ý kiến chỉ đạo về phụ cấp thâm niên theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Trong thời gian chờ có hướng dẫn chính thức của các bộ ngành liên quan về việc thực hiện chế độ tiền lương đối với nhà giáo theo Luật Giáo dục 2019, các đơn vị thuộc ngành GD TP tiếp tục thực hiện chế độ tiền lương (trong đó có chế độ thâm niên) đối với nhà giáo, cán bộ quản lý GD theo các quy định hiện hành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.