Sức mạnh ít biết của quân đội Triều Tiên

GD&TĐ - Ngày 24 tháng 10, Duma Quốc gia Nga đã phê chuẩn Hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - CHDCND Triều Tiên.

Tên lửa siêu vượt âm của Triều Tiên trong một cuộc thử nghiệm.
Tên lửa siêu vượt âm của Triều Tiên trong một cuộc thử nghiệm.

Trong đó, điều 4 của Hiệp ước này nói về việc hai nước đồng minh đang hình thành một liên minh quân sự: hai nước sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự và hỗ trợ khác nếu một trong hai bên bị tấn công.

Viện Trung Quốc và châu Á đương đại thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga đã cung cấp cho Sputnik bản phân tích ngắn gọn về sức mạnh quân sự của Triều Tiên.

Quy mô

Theo Global Fire Power xếp hạng sức mạnh quân sự năm 2024, Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) đứng thứ 4 thế giới về số lượng nhân lực quân sự, nhưng xét về sức mạnh quân sự tổng thể - chỉ đứng thứ 36 trên thế giới, thứ 18 toàn châu Á và thứ 16 ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo báo Nga, thật khó để gọi bảng xếp hạng của phương Tây là khách quan. Ngoài ra, do tính chất khép kín của CHDCND Triều Tiên nên việc thu thập tài liệu về lực lượng vũ trang nước này gặp nhiều khó khăn. Dữ liệu từ các tuyên bố chính thức cũng không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tế.

Quân số của Quân đội Nhân dân Triều Tiên - khoảng 1,2 - 1,3 triệu người trong lực lượng chính quy. Nhưng quân đội Triều Tiên là lực lượng dự bị vạn năng, nên không rõ có bao nhiêu quân nhân đang thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu thực tế.

Tình hình với thiết bị quân sự của KPA cũng tương tự như vậy: một phần của thiết bị quân sự (nhưng không rõ là bao nhiêu) là các loại thiết bị lỗi thời.

Các đặc điểm cụ thể về tiềm lực quân sự của KPA phần lớn liên quan đến các điều kiện tồn tại của CHDCND Triều Tiên và học thuyết quân sự của nước này dựa trên nguyên tắc phòng thủ tích cực.

Điểm mạnh

Tiềm lực hạt nhân (theo nhiều ước tính khác nhau, từ 50-60 đến 100 đầu đạn hạt nhân) và kho phương tiện vận chuyển phong phú đã đưa CHDCND Triều Tiên lên vị trí "sức mạnh vượt trội, đủ để kiểm soát và răn đe kẻ thù".

Chưa chắc Bình Nhưỡng có khả năng gây ra thiệt hại không thể chấp nhận được cho kẻ thù, nhưng không thể bỏ qua khả năng này.

Triều Tiên có đủ tên lửa tầm xa để làm quá tải hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và khiến toàn bộ bờ biển phía Tây nước Mỹ gặp nguy hiểm.

Tất nhiên, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sẽ bị tấn công và thiệt hại sẽ cao hơn nhiều.

CHDCND Triều Tiên là một trong những nước dẫn đầu thế giới về số lượng hệ thống pháo các loại. Binh chủng pháo binh có hơn 21.000 đơn vị pháo và pháo tên lửa, trong đó có những mẫu có đặc điểm riêng.

Hơn 6.000 khẩu pháo ở khu vực biên giới nhắm vào Hàn Quốc và có khả năng gây thiệt hại ở mức độ cao cho quân đội Hàn Quốc chỉ trong vòng vài giờ, ngay cả khi không sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, khả năng tiến hành tác chiến phản pháo hiệu quả của lính pháo binh KPA chưa rõ.

Từ đầu những năm 1960, CHDCND Triều Tiên tạo ra một tuyến phòng thủ có chiều sâu dọc theo biên giới. Địa hình đồi núi hiểm trở, gồ ghề cũng có lợi cho Bình Nhưỡng.

Việc cắt đứt mọi tuyến đường bộ và đường sắt dẫn đến khu phi quân sự, việc tạo thêm các bãi mìn và công trình bảo vệ ở khu vực biên giới càng củng cố thêm tiềm năng phòng thủ của CHDCND Triều Tiên.

Hệ thống hầm trú ẩn và thông tin liên lạc dưới lòng đất không chỉ là một cách tốt để đối phó với các cuộc tấn công của kẻ thù (bao gồm cả tấn công hạt nhân) mà còn là nơi trú ẩn để chuyển quân một cách hiệu quả.

Tại khu vực biên giới có ít nhất 527 km đường hầm dưới lòng đất và hơn 8.000 hầm trú ẩn ở độ sâu từ 40 đến 300 m, nơi tập trung tất cả các doanh nghiệp quân sự và nhiều đơn vị quân đội.

Đặc biệt, công dân CHDCND Triều Tiên từ khi còn nhỏ và trong suốt cuộc đời được chuẩn bị cho các hoạt động chiến đấu và thấm nhuần nghĩa vụ tất yếu là bảo vệ Tổ quốc.

Ngoài ra, mức độ kỷ luật và tốc độ thực hiện mệnh lệnh trong KPA cao hơn đáng kể so với hầu hết các quân đội trên thế giới.

Khả năng sẵn sàng động viên, luôn sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh từ phía kẻ thù khiến quân đội Triều Tiên mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần.

Tuy nhiên, KPA hiện thiếu trang bị với công nghệ quân sự hiện đại do hậu quả của các lệnh trừng phạt, tình hình kinh tế khó khăn và khả năng tài chính bị hạn chế. Ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc cao gấp 33-35 lần so với CHDCND Triều Tiên.

Cùng với những ưu và nhược điểm rõ ràng của KPA, cũng có một số điểm chưa rõ khi đánh giá tiềm lực quân sự của CHDCND Triều Tiên.

Ví dụ, chưa có thông tin đầy đủ, chính xác về lượng dự trữ nhiên liệu, không có dữ liệu về các cuộc diễn tập toàn diện của tất cả các binh chủng của KPA, hoặc về các cuộc tập trận tham mưu và chỉ huy.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý: chiến lược là nghệ thuật sắp xếp các yếu tố riêng biệt để sử dụng thành công điểm mạnh của mình chống lại điểm yếu của kẻ thù và ngăn chặn kẻ thù thực hiện hành động tương tự. Có vẻ như giới lãnh đạo của Triều Tiên đã thành công trong lĩnh vực này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Từ trang sách: Tiếng Việt muôn màu

GD&TĐ - Bởi sự thông dụng mà đôi khi khiến ta lại quên mất mình không phải lúc nào cũng sử dụng tiếng Việt đúng cách, hợp lí và hay.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hạnh phúc đơn sơ

GD&TĐ - Điều thú vị nhất là khi rời khỏi làng. Trước mặt chúng tôi, những cánh đồng lúa mì, ngô, lúa mạch trải dài vô tận.

Minh họa/INT

Cảm biến đo độ ngọt của xoài

GD&TĐ - Dựa trên cảm biến đo bước sóng, không cần tác động vào trái xoài, các nhà khoa học vẫn đo được lượng đường, nước, để đánh giá chất lượng trái cây.

Võ Quang Phú Đức - Trường THPT chuyên Quốc học Huế giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2024. Ảnh: VTV

Vì sao miền Trung nhiều quán quân Olympia?

GD&TĐ - Xét về số quán quân, 18 địa phương có quán quân Đường lên đỉnh Olympia. Trong đó, Quảng Ninh và Thừa Thiên Huế dẫn đầu với 3 nhà vô địch...