Xác định hơn 200 người tiếp xúc với 5 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất nhiễm COVID-19

GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM thông tin về kết quả truy vết đối với 5 bệnh nhân nhiễm Covid-19 đều là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất, xác định có 214 người tiếp xúc với chùm ca bệnh này.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, trong ngày 8/2, thành phố ghi nhận thêm 4 trường hợp nhiễm mới đã được công bố là bệnh nhân 2.002, 2.003, 2.004, 2.005.

Tất cả đều là nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, được phát hiện qua hoạt động giám sát chủ động của thành phố.

Liên quan đến chùm ca bệnh tại sân bay Tân Sơn Nhất gồm 5 bệnh nhân 1.979, 2.002, 2.003, 2.004, 2.005 là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất làm việc chung một đội xếp dỡ, giám sát hàng hóa tại sân đỗ máy bay, không tiếp xúc hành khách, thành phố đã tiến hành điều tra dịch tễ, truy vết, khoanh vùng các trường hợp tiếp xúc tại sân bay, cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống.

Trong đó đối với bệnh nhân 1.979 được truy vết là 86 trường hợp, trong đó 77 người có kết quả xét nghiệm âm tính, 9 người đang chờ kết quả.

Tại khu vực các bệnh nhân 2.002, 2.003, 2.004, 2.005 sinh sống đã xác minh tổng cộng 26 trường hợp tiếp xúc gần, chuyển cách ly và đang chờ kết quả xét nghiệm. Tiếp tục điều tra xác minh thêm 102 trường hợp tiếp xúc theo lời khai của 4 bệnh nhân này.

Tối 8/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, qua phân tích chuỗi lây nhiễm ở các BN 1979, 2002, 2003, 2004, 2005, thành phố nhận định các trường hợp nhiễm mới (25 ca) là tiếp xúc gần F1 của các bệnh nhân trên cũng như là tiếp xúc gần (người nhà sống cùng) với các trường hợp cùng làm việc trong nhóm bốc dỡ hành lý và hàng hóa với 05 bệnh nhân tại một công ty phục vụ mặt đất ở sân bay Tân Sơn Nhất (6 nhân viên có xét nghiệm âm tính nhưng có người nhà dương tính). Đây là ổ lây nhiễm đã có từ trước của các công nhân ở công ty này.

30 ca nhiễm xảy ra tại 07 quận/huyện trong cộng đồng dân cư. Mặc dù chưa phát hiện lây nhiễm ở các nhân viên trong sân bay phục vụ có tiếp xúc với hành khách nhưng đây được xem là diễn biến ổ dịch khá phức tạp vì chưa xác định được nguồn lây nhiễm cũng như thời điểm khởi đầu. Do đó có thể còn lây nhiễm ra cộng đồng trong thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh. (Ảnh: ITN).

Trẻ đọc truyện tranh có tốt không?

GD&TĐ - Truyện tranh có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với trẻ em lẫn người lớn. Ngoài việc mang lại tiếng cười sảng khoái, giải tỏa căng thẳng...