Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng: Nếu bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỷ lệ hướng dẫn trên hộp sữa thì không cần cho trẻ uống nước. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ra nhiều mồ hôi khi bị còi xương, hoặc đi ngoài phân táo bón thì cũng có thể cho trẻ uống thêm từ 100 – 200ml/ngày.
Đối với trẻ 6 – 12 tháng: Nhu cầu nước là 100ml/kg/ngày (kể cả sữa). Ví dụ, trẻ nặng8kg cần 800ml nước. Nếu trẻ uống được 600ml sữa cần bổ sung 200ml/ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội nước quả tươi, nước rau luộc…
Trẻ > 1uổi: Trẻ 10 kg cần 1lít nước một ngày (kể cả sữa) trẻ > 10kg mỗi kg thêm 50ml, có thể ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau :
Lượng nước uống (ml) = 1000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ - 10).
Ví dụ: trẻ nặng 13 kg cần: 1000 ml + (3 x 50ml) = 1150 ml. Nếu trẻ uống được 500ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1150 – 500 = 650 ml.
Nói chung, trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2 – 2,5l/ngày.
Nên uống nước nhiều lần trong ngày. Ảnh minh hoạ. |
Năm phút sau khi uống là nước đã rời khỏi dạ dày. Vì vậy, chỉ nên uống nước mười phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn. Không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn. Uống trong khi ăn sẽ hoà loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến tiêu hóa khó khăn.
Khi vừa uống vừa ăn, ta sẽ nuốt món ăn chưa được nhai kỹ, không tốt cho tiêu hoá và hấp thu.
Uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày. Không nên uống một lần quá nhiều. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc. Tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm một. Nhờ vậy, nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước.