Thay đổi chế độ ăn để điều trị bệnh tự kỷ

GD&TĐ - Thay đổi cấu trúc của vi khuẩn trong ruột qua chế độ ăn uống, bổ sung probiotic và prebiotic (lợi khuẩn và thức ăn của chúng), dùng kháng sinh v.v… có thể giảm triệu chứng của bệnh tự kỷ - một nghiên cứu mới vừa cho biết.  

Thay đổi chế độ ăn để điều trị bệnh tự kỷ

Phát hiện được đăng trên tạp chí Frontiers này đã dựa trên việc xem xét hơn 150 tờ báo nói về hội chứng tự kỷ và vi khuẩn đường ruột.

Bài báo nhấn mạnh rõ, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc khôi phục một sự cân bằng hợp lý các vi khuẩn ruột có thể điều trị các triệu chứng của bện tự kỷ.

“Những nỗ lực khôi phục lại vi khuẩn ruột giống như ở một người khỏe mạnh cho thấy sẽ mang lại hiệu quả” – ông Li Qinrui của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc cho hay – “Chúng tôi xem xét việc dùng probiotics, prebiotics, thay đổi chế độ ăn như ăn kiêng gluten và casein, cấy ghép tế bào phân.. và thấy đều có tác dụng tích cực lên các triệu chứng của bệnh tự kỷ”.

Những yếu tố này bao gồm các hoạt động như tăng giao tiếp xã hội, giảm hành vi lặp lại… đều có lợi cho người tự kỷ.

Ông Li chỉ ra rằng “cho đến nay chưa có liệu pháp đặc trị triệu chứng rỗi loạn phát triển não này. Số người được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ đang tăng lên, hơn nữa việc điều trị cũng rất tốn kém”.

Mối quan hệ giữa ruột và chứng tự kỷ được nhiều người bệnh báo cáo. Các vấn đề như tiêu chảy, táo bón và đầy hơi khá phổ biến ở người tự kỷ. Nguyên nhân của các vấn đề liên quan đến dạ dày, ruột như vậy là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong ruột.

Nhiều tờ báo đã xem xét các yếu tố trong ruột có thể ảnh hưởng tới các quá trình diễn ra trong não. Nếu có nhiều vi khuẩn xấu trong ruột thì sẽ dễ dẫn đến việc tạo ra nhiều chất thừa, trong đó có chất độc. Chúng có thể xâm nhập vào máu đưa lên não.

Theo Boldsky

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.