Phát hiện cả tổ ấu trùng sán trong não

Một phụ nữ Mỹ hoảng sợ khi phát hiện nguyên nhân của những cơn đau đầu khủng khiếp suốt thời gian dài là có sán dây sống trong não.

Yadira Rostro đang nằm điêu trị trong bệnh viện. Ảnh: Mirror
Yadira Rostro đang nằm điêu trị trong bệnh viện. Ảnh: Mirror

Yadira Rostro, 31 tuổi, bắt đầu bị những cơn đau đầu hành hạ từ 9 tháng trước và cuối cùng phải đến bệnh viện kiểm tra do tình trạng này ngày một tồi tệ hơn.

Các bác sĩ sau đó phát hiện bên trong não của Yadira có cả một tổ ấu trùng sán dây và tiến hành phẫu thuật để lấy chúng ra. Người phụ nữ sống ở Garland, bang Texas, được cho là đã bị nhiễm sán trong chuyến đi tới Mexico từ hai năm trước.

Sán dây thường có trong thức ăn bị nhiễm bẩn và chất thải động vật. Trong trường hợp của Yadira, chúng đã xâm nhập vào đường máu của cô rồi tấn công lên não bộ, gây ra những cơn đau đầu dữ dội.

Được sự đồng ý của Yadira, Trung tâm Y tế Methodist Dallas đã chia sẻ video ghi lại ca phẫu thuật gắp bỏ những con sán ra khỏi não bệnh nhân từ đầu tháng này.

san2-8693-1442631253.jpg

Video ghi cảnh con sán bị gắp ra khỏi não bệnh nhân. Ảnh: Mirror

"Trông chúng hơi giống những quả trứng, với những cái bao rõ ràng bên ngoài, bên trong là những con sán dây nhỏ", bác sĩ giải phẫu thần kinh Richard Meyrat giải thích.

Theo Mirror, sẽ sớm phục hồi hoàn toàn sau ca mổ nhưng có thể cô sẽ không muốn xem đoạn video quay lại ca phẫu thuật của mình.

Theo Ngôi Sao

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.