Những dấu hiệu nhận biết bạn đang bị giun sán

Chúng ta khó biết được ký sinh trùng có hay không có trong cơ thể. Sau đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết cơ thể mình có giun sán hay không, theo boldsky.

Những dấu hiệu nhận biết bạn đang bị giun sán

Các vấn đề về tiêu hoá

Nếu cơ thể nhiễm ký sinh trùng số lượng lớn, chất thải độc hại do chúng gây ra sẽ gây ra khí, đầy hơi, buồn nôn, táo bón và cảm giác nóng trong bụng.

Đau bụng

Nhung dau hieu nhan biet ban dang bi giun san

Nếu ký sinh trùng sống ở vùng ruột non trên, nó có thể gây kích ứng và viêm. Nó cũng có thể ngăn chặn lối thoát của chất thải ra khỏi cơ thể, gây đau bụng.

Ngứa hậu môn

Những người bị ảnh hưởng bởi giun sán thường khó chịu hoặc ngứa hậu môn, và xảy ra vào ban đêm khi những con giun cái đẻ trứng. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của ký sinh trùng hiện diện trong cơ thể người.

Mệt mỏi

Mệt mỏi xảy ra bởi vì giun đường ruột ăn hết chất dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn bạn ăn. Điều này khiến cơ thể bạn yếu đi và khiến bạn kiệt sức.

Thèm ăn và giảm cân

Thèm ăn và giảm cân thường xuyên xảy ra trong trường hợp sán dây hoặc giun đũa phát triển trong cơ thể. Hai loại ký sinh trùng này ăn thực phẩm bạn ăn, khiến bạn đói.

Suy sụp tinh thần

Khi có ký sinh trùng trong cơ thể, ảo giác ở mắt, lo lắng, trầm cảm và tâm trạng thay đổi xảy ra thường xuyên.

Thiếu máu

Nhiễm giun tròn gây ra chứng thiếu máu, vì ký sinh trùng ăn các vitamin như sắt, dẫn đến thiếu máu.

Các vấn đề về da

Viêm cơ thể do ký sinh trùng cũng có thể dẫn đến một số vấn đề về da như phát ban, chàm và các dạng dị ứng khác.

Đau cơ và khớp

Một số ký sinh trùng có thể xâm nhập vào các mô mềm ở cơ và khớp và bịt kín ở nang, gây kích ứng và đau ở những vùng này.

Theo Phununews.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.