Mổ tán sỏi qua da cho nữ bệnh nhân 63 tuổi chỉ còn 1 quả thận

GD&TĐ - Nữ bệnh nhân 63 tuổi, ở Hà Nam, 10 năm trước đã từng mổ sỏi niệu quản phải, sau đó bị hẹp niệu quản và hậu quả là teo mất quả thận này. Còn duy nhất quả thận trái, sạn rải rác khắp thận, nhiều nơi từ chối mổ.

Ê-kíp bác sĩ thực hiện ca mổ tán sỏi nhiều nguy cơ biến chứng.
Ê-kíp bác sĩ thực hiện ca mổ tán sỏi nhiều nguy cơ biến chứng.

Ngày 25/4, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các bác sĩ bệnh viện này vừa thực hiện ca mổ cân não: Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ cho bệnh nhân chỉ còn một bên thận với nhiều biến chứng phức tạp, nhiều nơi từ chối mổ.

Bệnh nhân là bà Nguyễn Thị Trịnh (63 tuổi, Hà Nam). Cách đây hơn 10 năm, bà Trịnh đã mổ sỏi niệu quản bên phải, sau đó bị hẹp niệu quản và dần teo mất thận bên phải.

Thời gian gần đây, quả thận bên trái lại xuất hiện chi chít nhiều sỏi san hô, từng bị nhiễm trùng thận nhiều lần. Bà Trịnh đã đi điều trị ở nhiều bệnh viện nhưng các bác sĩ đều chỉ định phải sống chung với bệnh vì mổ sẽ có nguy cơ rất lớn.

Giữa tháng 4 vừa qua, bà bị sốt cao do nhiễm trùng và ứ mủ thận phải dẫn lưu. Gia đình đưa bà lên Bệnh viện Bạch Mai.

Theo BS CKII. Trịnh Minh Thanh - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai, người trực tiếp điều trị và thực hiện ca phẫu thuật chia sẻ trên báo chí, trường hợp của bà Thịnh đặc biệt ở chỗ, bệnh nhân chỉ còn duy nhất 1 quả thận có đầy đủ chức năng. Tuy nhiên, quả thận trái này lại có nhiều sỏi san hô rải rác khắp thận.

Để phẫu thuật lấy sỏi trong trường hợp này là rất nhiều rủi ro, thậm chí bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nặng như chảy máu, sốc nhiễm trùng niệu và có thể tử vong rất nhanh nếu không theo dõi và xử lý kịp thời.

Dù vậy, trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, kíp bác sĩ đã tiến hành hội chẩn kỹ lưỡng và quyết định thực hiện kỹ thuật tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ.

Ngày 23/4, ca phẫu thuật diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ, đã thành công tốt đẹp. Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi 2 biến chứng dễ xảy ra là chảy máu và nhiễm trùng.

Sau 24 giờ theo dõi, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, nước tiểu trong, có thể nói chuyện và ăn uống bình thường, không có dấu hiệu biến chứng.

Phẫu thuật tán sỏi qua da là phương pháp phẫu thuật xân lấn tối thiểu, sỏi sẽ được tán vụn hoặc thành các mảnh nhỏ và được hút ra ngoài. Sau 1 tuần, bệnh nhân có thể hoạt động như bình thường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.