Bách hại vì thói quen đứng khi uống nước

GD&TĐ - Uống nước sai cách được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến con người mắc các bệnh về thận, biến chứng nặng hơn là tử vong. Vậy uống nước như thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe?.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vì sao không nên đứng khi uống nước?

Chúng ta đã nghe nhiều từ kinh nghiệm của cha mẹ và ông bà rằng chúng ta không nên đứng uống nước. Bởi vì uống nước trong khi đứng chạm vào phần dưới của thực quản, do đó làm tổn thương cơ vòng của chúng ta - một cơ liên kết thực quản với dạ dày.

Vào thời điểm cơ vòng được thư giãn, nó gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Không chỉ gây ra chứng bệnh này, uống nước khi đứng còn gây ảnh hưởng đến thận, thậm chí tử vong.

Các chuyên gia khuyến cáo, uống nước đạt hiệu quả cao nhất khi cơ thể trong trạng thái ngồi thư giãn, không nên đứng uống. Khi ngồi uống nước, cơ bắp và hệ thần kinh sẽ được thư giãn hơn là khi đứng. Điều này giúp cho hệ thống thần kinh của cơ thể nhanh chóng điều khiển cơ thể hấp tiêu hóa nước và các món ăn khác mà chúng ta đã ăn, tránh gây ra tình trạng khó tiêu.

Chưa kể khi đứng uống nước, thận sẽ không lọc nước được đúng cách. Các chất căn bã sau đó đi thẳng vào bàng quang và đi vào máu gây ảnh hưởng đến thận. Nếu quá trình này kéo dài sẽ gây suy thận, dẫn đến tử vong.

Một trong những tác hại khi đứng uống nước là gây viêm khớp. Bởi vì, khi chúng ta đứng uống nước sẽ làm phá vỡ cân bằng của các chất lỏng khác trong cơ thể, gây thiếu hụt chất dịch cho khớp và khiến tích tụ dịch tại một số khớp dẫn đến viêm khớp. Dấu hiệu viêm khớp sẽ xuất hiện ngay lập tức hoặc sau một thời gian khá dài.

Khi ngồi uống nước, hệ thống thần kinh giao cảm giúp các giác quan được nghỉ ngơi, thả lỏng và tiêu hóa dễ dàng so với đứng. Khi đứng uống nước, cơ thể ở trong trạng thái phải chống đỡ và gây căng thẳng cho hệ thần kinh.

Những lưu ý quan trọng khi uống nước:

- Uống 2 ly nước ngay khi bạn thức dậy

- Uống 1 ly nước trước khi ngủ

- Uống đủ nước khi tập thể dục.

- Uống nhiều nước khi bị ốm hoặc uống kháng sinh.

- Đừng chờ khi khát mới uống nước mà cần bổ sung nhiều lần trong ngày, đảm bảo lượng nước đưa vào cơ thể đủ 2 lít mỗi ngày.

Không nên uống quá nhiều nước ngay trước khi ăn vì sẽ khiến dạ dày đầy nước, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và mất cảm giác thèm ăn. Theo các nghiên cứu, dạ dày chỉ nên chứa 25% là nước, 25% còn lại để dành không gian chứa thức ăn.

Uống nước trong khi ăn cũng không phải là thói quen tốt. Bởi, nước sẽ làm cho dạ dày bạn bị đầy và nhanh no dù chưa ăn đủ khẩu phần mà cơ thể cần thiết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.