Ba loại thực phẩm gây ung thư, dù đã đun sôi cũng phải vứt

Hiện nay, số người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng, các yếu tố gây ung thư rất phức tạp, có yếu tố từ di truyền tự nhiên, có cả các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài…

Các loại thực phẩm ngâm, muối xổi tạo ra chất gây ung thư - nitrite và thực phẩm hun khói tạo ra chất gây ung thư - benzopyrene. Ảnh minh họa.
Các loại thực phẩm ngâm, muối xổi tạo ra chất gây ung thư - nitrite và thực phẩm hun khói tạo ra chất gây ung thư - benzopyrene. Ảnh minh họa.

Ung thư không phải là do một nguyên nhân duy nhất tạo thành. Yếu tố di truyền chúng ta không thể dự đoán và cũng không thể thay đổi được.

Đối với những gia đình có người bị ung thư, ngoài việc chú ý tránh các yếu tố dẫn đến ung thư, còn phải thường xuyên kiểm tra sàng lọc ung thư, để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư.

Hiện nay, chế độ ăn uống không tốt cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến ung thư. Chúng ta biết rằng, thời gian dài ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe sẽ kích thích tế bào bình thường biến đổi thành ung thư, đây là nguyên nhân lớn.

Nhiều người có tính “tiết kiệm”, nên những loại thực phẩm đã biến chất nhưng vẫn miễn cưỡng ăn, không chịu vứt bỏ. Thậm chí, có người còn nghĩ: Chỉ cần dùng nước sôi là có thể tiêu diệt được vi khuẩn.

Vậy thực phẩm bị biến chất, luộc qua nước sôi có thể sử dụng an toàn hay không? Đáp án: Không hoàn toàn đúng.

Các chuyên gia cảnh báo: Ba loại thực phẩm gây ung thư phổ biến nhất, ngay cả khi được đun sôi cũng không thể ăn được:

1. Sau khi ngâm, mộc nhĩ đã bị biến chất

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Loại mộc nhĩ đen chúng ta mua trên thị trường đều là đã được phơi khô, nếu muốn dùng mộc nhĩ để nấu nướng, thì cần phải đem xử lý bằng cách ngâm.

Nếu mộc nhĩ ngâm quá lâu, đã xuất hiện biến chất, thì sẽ sản sinh một loại vi khuẩn Pseudomonas syringae, loại vi khuẩn này sẽ sản sinh chất độc có tên gọi BA.

“BA” là một chất độc gây tử vong và thậm chí sau khi đun nhiều lần trong nước sôi, chất độc vẫn tồn tại. Thời gian ủ độc của nó lên đến ba ngày. Hầu hết bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đột ngột từ nửa ngày đến một ngày.

Lúc đầu, sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và sau đó xuất hiện sưng gan và thậm chí là hoại tử gan.

2. Thực phẩm hun khói

Thực phẩm hun khói được giới hạn trong một khu vực nhất định. Ở một số địa phương sẽ sản xuất thịt hun khói trong những ngày lễ. Thói quen này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tuy nhiên, thịt hun khói được cho vào một lượng lớn muối trước khi chế biến, sau đó hun khói, vì vậy hương vị của thành phẩm vừa mặn vừa cứng.

Các loại thực phẩm ngâm, muối xổi tạo ra chất gây ung thư - nitrite và thực phẩm hun khói tạo ra chất gây ung thư - benzopyrene.

Không ít người có thói quen trước khi ăn dùng nước sôi để nấu, tuy nhiên việc làm này, ngoại trừ việc giúp thực phẩm trở nên mềm hơn và nhạt hơn, cũng không khiến chất gây ung thư biến mất.

3. Thực phẩm sau khi bị mốc

Ba loại thực phẩm gây ung thư, dù đã đun sôi cũng vẫn phải vứt-3

Ảnh minh họa.

Ví dụ, thịt xông khói, ngô, đậu phộng, bánh, trái cây… để quá lâu, có thể bị nấm mốc. Một số người nghĩ rằng, chỉ cần loại bỏ được phần nấm mốc, sau đó đun phần còn lại ở nhiệt độ cao, có thể tiếp tục sử dụng.

Trên thực tế chỉ cần thực phẩm đã bị mốc, một lượng lớn aflatoxin sẽ được sản xuất bên trong thực phẩm. Bất luận là phản ứng ở nhiệt độ cao như thế nào, aflatoxin cũng sẽ không bị tiêu diệt.

Aflatoxin có độc tính rất mạnh đối với gan và chỉ 1 mg có thể gây ngộ độc ở người. Nếu dùng những loại thực phẩm này trong thời gian dài, nguy cơ mắc bệnh ung thư gan rất cao.

Ngày nay, mức sống của con người đã cải thiện rất nhiều, không phải là ăn no mà là ăn để tốt cho sức khỏe. Khi mức sống được cải thiện, nhận thức về sức khỏe của mọi người cũng sẽ tăng lên.

Chỉ bằng cách ăn uống hợp lý và ăn khoa học, chúng ta mới có thể giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, đủ khả năng để chống lại bệnh tật.

Theo VietNamNet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.