Sự trở lại kỳ lạ của những người bị mất tích

GD&TĐ - Chiều 21/1/1987, Gabriel Nagy, cha của hai đứa trẻ ở Sydney (Australia), gọi cho vợ và nói rằng anh sẽ về nhà sớm. Thế nhưng, Nagy biến mất không dấu vết trong suốt gần 1/4 thế kỷ. 

Có vẻ như ngay sau cuộc gọi cuối cùng cho vợ, Nagy đã bị tấn công, và “ký ức đầu tiên” mà Nagy có là khoảnh khắc tỉnh dậy với vết thương trên đầu đẫm máu. Ảnh minh họa.
Có vẻ như ngay sau cuộc gọi cuối cùng cho vợ, Nagy đã bị tấn công, và “ký ức đầu tiên” mà Nagy có là khoảnh khắc tỉnh dậy với vết thương trên đầu đẫm máu. Ảnh minh họa.

Gabriel Nagy và 23 năm mất tích

Hầu hết mọi người đều cho rằng anh đã qua đời ngay sau cuộc gọi định mệnh ấy, cho dù đó là ý định của Nagy với một vở kịch xuẩn ngốc, hay do một tình thế bi thảm nào đó.

Tuy nhiên, năm 2010, ngay trước khi Nagy được tuyên bố chính thức đã qua đời, thì một manh mối bỗng xuất hiện trước thám tử Georgia Robinson, người chuyên phụ trách các vụ án chưa giải quyết được.

Một tấm thẻ y tế mang tên Gabriel Nagy đã thu hút sự chú ý của Robinson và dẫn dắt ông đến với bất động sản của chủ thẻ.

Người đàn ông ở ngôi nhà tỏ ra khá lúng túng khi có cảnh sát xuất hiện trước cửa. Tuy nhiên, Robinson không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng người đàn ông đó chính là người đã mất tích năm 1987.

Không chỉ vậy, có vẻ như việc người đàn ông này hoàn toàn trung thực khi thể hiện rằng anh ta không hề nhớ chút nào về cuộc sống với vợ và hai con.

Tuy nhiên, với sự kiên nhẫn, cùng những bức ảnh của gia đình anh trước kia trong hồ sơ cảnh sát, Nagy đã “bừng tỉnh” khi ký ức trỗi dậy từ làn sương của sự quên lãng.

Có vẻ như ngay sau cuộc gọi cuối cùng cho vợ, Nagy đã bị tấn công, và “ký ức đầu tiên” mà Nagy có là khoảnh khắc tỉnh dậy với vết thương trên đầu đẫm máu.

Sau đó, những gì còn lại trong tâm trí Nagy vô cùng mờ nhạt. Anh chỉ nhớ được rằng mình đã dừng chân tại nhiều khu vực ở Queensland, cũng như làm việc tại các nông trại, tàu cá, thậm chí có lúc còn ngủ trên phố.

Dần dần, Nagy nhớ ra tên của mình, từ đó cho phép anh xin thẻ y tế. Sau khám phá của Robinson, Nagy đoàn tụ với gia đình. Những người thân yêu của anh nỗ lực phục hồi trí nhớ cho người chồng, người cha sau 25 năm xa cách.

Tuy nhiên, không ai khẳng định được liệu có phải một cuộc tấn công đã khiến Nagy mất hầu hết trí nhớ, hay đây là một cuộc “đào tẩu” đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng.

Cơn hoang tưởng SAS

Vụ việc của Philip Sessarego không phải là những gì bí hiểm nhất, nhưng lại khá ly kỳ do khoảng thời gian dài mà vị quân nhân người Anh sống một cuộc đời mới, cũng như mong muốn gia nhập Lực lượng đặc nhiệm hàng không (SAS) nhưng bị từ chối tới hai lần.

Sau này, con gái Sessarego nói rằng, chính sự từ chối này đã khiến cha cô rơi vào trạng thái hoang tưởng. Ông thường mặc quân phục của SAS, la cà một cách có chủ ý ở các quán mà các thành viên của đơn vị này thường xuyên lui tới.

Sau đó, ở Croatia vào năm 1991, Sessarego đột nhiên biến mất. (Một số nguồn tin nói rằng ông ta có thể đã tử vong do một quả bom xe phát nổ).

Tuy nhiên, năm 2000, một cuốn sách hấp dẫn xuất hiện trong danh sách Bestseller của tờ The New York Times với tên gọi Jihad! Bí mật chiến tranh tại Afghanistan. Tác giả cuốn sách - có cái tên khá xa lạ Tom Carew - khẳng định rằng mình đã phục vụ trong SAS hơn 2 thập kỷ. Người đàn ông này cũng kể lại việc đã huấn luyện các tay súng mujahideen chống lại chính quyền Xô Viết những năm 1970 – 1980 như thế nào.

Sau vụ tấn công khủng bố 11/9, Carew trở thành nhà thuyết trình quen thuộc. Tuy nhiên, càng xuất hiện nhiều trước công chúng, những gì Carew tuyên bố càng gây nhiều nghi ngờ, ít nhất là đối với các quân nhân SAS – những người đã chỉ trích Carew dối trá.

Khi chương trình Bản tin tối của đài BBC tham gia điều tra vụ việc, họ đã phát hiện ra rằng Carew thực ra là Philip Sesserago, người đàn ông đã từng khát khao được gia nhập SAS nhiều năm trước.

Điều đáng nói là Sesserago lại một lần nữa mất tích và dần dần lấy tên là Philip Stevenson ở Bỉ. Năm 2009, người ta phát hiện ra thi thể của người đàn ông này tại một garage cho thuê. Cái chết của Carew được xác định là do vô tình nhiễm độc carbon monoxide. 

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.