Sự thật về nền giáo dục Nepal

GD&TĐ - Mặc dù nền giáo dục ở Nepal đã được cải thiện trong suốt thế kỷ XX, nhưng đến nay, đất nước này vẫn phải đối mặt với nhiều cuộc đấu tranh. Những thách thức giáo dục chủ yếu liên quan đến vấn đề  nghèo đói.  

Nghèo đói là thách thức lớn cho ngành giáo dục
Nghèo đói là thách thức lớn cho ngành giáo dục

Nền giáo dục non trẻ

Nepal là một trong những nước sở hữu hệ thống giáo dục trẻ nhất trên thế giới. Cho đến những năm gần đây, Nepal vẫn áp dụng hệ thống giáo dục ba tầng, được mô phỏng theo hệ thống giáo dục truyền thống của Ấn Độ, tức là học sinh sẽ trải qua 10 năm cho giáo dục học đường, 4 năm cho giáo dục đại học và 2 năm cho chương trình thạc sĩ.

Những nỗ lực đáng khen

Giáo dục ở Nepal không ngừng cải thiện trong suốt thế kỷ XX. Năm 1951, Nepal chỉ có 9.000 học sinh tiểu học, 1.700 học sinh trung học và khoảng 100 người theo học tại 2 trường đại học. Thiếu trường đại học nên giáo dục người lớn chỉ chiếm 5%.

Từ năm 1971 - năm 2001, số lượng học sinh tiểu học tăng từ 400.000 lên 3,9 triệu, trung học tăng từ 120.000 lên 1,5 triệu học sinh và sau trung học tăng từ 17.000 lên 210.000 em. Tỷ lệ biết chữ được cải thiện rất nhiều, từ 23% năm 1981 lên 54% năm 2001.

Khó khăn không tưởng

Tại Nepal, người được đi học không đồng đều giữa các nhóm thu nhập và giới, do nghèo đói và thiếu tài nguyên về giáo dục. Tính đến năm 2006, 76% người Terai, 62% người Hồi giáo và 45% dân tộc Hill đã không đến trường.

Người Dalits có tỷ lệ thấp nhất trong số những khu vực có những người theo đạo Hồi hoàn thành chương trình tiểu học. Tỷ lệ nhập học quốc gia cho nữ trong độ tuổi từ sáu đến mười là 67%, so với 78% đối với nam.

Trong các gia đình không coi trọng giáo dục cho con gái, bản thân các cô gái không muốn đi học vì họ có thể không hiểu phương ngữ ở đó, không có nhà vệ sinh riêng để sử dụng.

Hệ thống giáo dục Nepal có chất lượng kém, đặc biệt là ở các trường công lập. Các nghiên cứu cho thấy, hầu như không có bất kỳ động thái học tập và giảng dạy nào diễn ra tại các trường công ở nông thôn. Có rất ít bài kiểm tra và không có sự giúp đỡ cho những học sinh đang gặp khó khăn.

Nepal thiếu kinh phí cho không gian và các công cụ phục vụ nhu cầu học tập như thư viện, thiết bị khoa học, lớp học thêm, phòng thí nghiệm, công việc nghiên cứu...

Nepal chỉ dành 16% ngân sách quốc gia cho giáo dục. Tỷ lệ đầu tư cho đại học trong ngân sách giáo dục là 6% trong năm 2004, đây là một trong những mức thấp nhất trên thế giới.

Những hy vọng mới

Gia đình ở các làng Tây Tạng đã gửi con cái của họ đi học để có được nền giáo dục tốt hơn. Thực tế, các nhà giáo dục Nepal cũng đã vất vả với các gia đình trongnhững ngôi làng Tây Tạng xa xôi mới có thể thuyết phục họ gửi con đến những nơi có nền giáo dục tốt hơn.

Ước tính mỗi năm có khoảng 1% dân số Nepal nung nấu quyết tâm rời khỏi đất nước để đến với những nền giáo dục khác. Đây là một đòn nặng nề cho giáo dục Nepal.

Dẫu vậy, giáo dục Nepal vẫn còn ấp ủ nhiều hy vọng. Bất chấp các cuộc đấu tranh hiện tại gây khó khăn cho giáo dục, UNESCO cho rằng họ có nhiều cách để khắc phục tình trạng này.

Các chính sách khác nhau đã giúp các quốc gia đa dạng như Nepal và Nigeria có thêm trẻ em đến trường. Các tổ chức như Đối tác toàn cầu về giáo dục và Vươn ra châu Á (ROTA) đang gây quỹ để hỗ trợ các dự án giáo dục ở Nepal và một số quốc gia khác.

Hiệp hội Đối tác Giáo dục toàn cầu sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh tại Brussels, nơi các chính phủ sẽ cam kết tài trợ cho giáo dục. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đang tìm kiếm 3,5 tỷ đô la cam kết giáo dục. ROTA gây quỹ để hỗ trợ các dự án giáo dục ở Nepal, Yemen, Lebanon, Palestine và Pakistan.

Tại Nepal, 50.000 trẻ em sẽ được hưởng lợi từ dự án ROTA, nhằm mục đích nâng cao chất lượng của các tài nguyên và cơ sở giáo dục. Dự án ROTA đang triển khai tập trung vào các cộng đồng nông thôn, cũng như đào tạo giáo dục, nhấn mạnh việc trao quyền cho thanh niên Nepal.

Giám đốc điều hành của ROTA, Essa Al Manaai, tuyên bố:“Mục đích của chúng tôi là bảo đảm một tương lai tốt hơn và mang lại hy vọng cho những đứa trẻ dễ bị tổn thương để chúng có thể nhận được hỗ trợ cho nhu cầu giáo dục.

Cùng với các tình nguyện viên và các đối tác đáng quý của chúng tôi, ROTA sẽ một lần nữa tạo ra sự khác biệt cho các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn ở tất cả các quốc gia”.

Theo Borgenproject

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Nhóm sinh viên và thiết kế trạm lắp ráp giúp tăng năng suất trong các nhà máy.

Trạm lắp ráp tùy biến theo nhân trắc học

GD&TĐ - Trạm lắp ráp điều chỉnh vị trí và cao độ bàn làm việc, hộp đựng chi tiết theo nhân trắc học của công nhân, bảo đảm thoải mái, không gây mệt mỏi…

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.