Sự thật bất ngờ về chiếc điện thoại dùng để “liên lạc” với người đã khuất

Ở Nhật Bản có một chiếc điện thoại đặc biệt được dùng để nói chuyện với người đã chết nhưng sự thật về chiếc điện thoại này khiến ai cũng bất ngờ.

Sự thật bất ngờ về chiếc điện thoại dùng để “liên lạc” với người đã khuất

Chiếc điện thoại kỳ lạ này được đặt tên là “Chiếc điện thoại của gió”. Nó cho phép những người còn sống "để lại tin nhắn" cho người thân đã mất của họ trong trận động đất lịch sử năm 2011 tại Nhật Bản.

Sự thật bất ngờ về chiếc điện thoại dùng để liên lạc với người đã khuất - Ảnh 1.

Chiếc bốt điện thoại màu trắng vẫn ở đó sau nhiều năm.

Năm 2011, một trận động đất mạnh tới 9.0 độ richter đã xảy ra, kéo theo đó là một cơn sóng thần dữ dội quét qua vùng Đông Bắc Nhật Bản. Nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với đất nước và con người Nhật Bản khi đó, tổn thất lên tới 3.000 tỷ USD, cướp đi sinh mạng của hơn 15.000 người. Trước sự mất mát quá lớn ấy, nhiều người may mắn sống sót nhưng vẫn mang những nỗi nhớ khôn nguôi với người đã khuất. 

Người dân một thị trấn ven biển đã nghĩ ra cách độc đáo để giúp mọi người vơi đi nỗi đau mất mát này.

Đó là chiếc bốt điện thoại đặc biệt nằm trên một ngọn đồi hoang sơ, cây cỏ phủ kín nhìn ra biển thuộc thị trấn Otsuchi, Nhật Bản. 

Thiết bị mang tên “Chiếc điện thoại của gió” là do nó cho phép người sống quay số và để lại những lời nhắn nhủ của mình tới người đã mất. Tuy nhiên chiếc điện thoại này đã bị ngắt kết nối, do vậy những lời nhắn ẩy chỉ có thể nhờ gió chuyển tới những người thân đã khuất của họ.

Sự thật bất ngờ về chiếc điện thoại dùng để liên lạc với người đã khuất - Ảnh 2.

Dù biết chiếc điện thoại không hề có khả năng thần kỳ nhưng nhiều người vẫn đến đây với mong muốn vơi bớt nỗi buồn mất người thân.

Ban đầu, ý tưởng này được thực hiện bởi Itaru Sasaki, một người dân tại thị trấn Otsuchi. Sasaki đã mất đi người em họ của mình một năm trước khi trận động đất, sóng thần xảy ra. Lúc đó, chỉ có một mình Itaru Sasaki sử dụng chiếc điện thoại này với mong muốn chuyển những lời nhắn của mình tới người em họ đã qua đời để vơi bớt nỗi buồn.

Anh Itaru Sasaki chia sẻ: “Tôi biết rằng những lời nói của mình sẽ không thể tới được với em tôi qua một chiếc điện thoại thông thường, đây là cách mà tôi nhờ gió gửi đi những lời nhắn nhủ của mình".

Từ sau trận động đất năm 2011, bốt điện thoại này đã trở thành điểm đến quen thuộc, nơi trút bớt nỗi buồn của rất nhiều người dân tại thị trấn Otsuchi. Không chỉ thế, chiếc điện thoại còn thu hút tới hơn 10.000 khách du lịch trong vòng 6 năm.

Nhiều người tìm đến với chiếc điện thoại này để tìm kiếm, mong mỏi câu trả lời từ người thân để biết họ còn lắng nghe mình, một số người đến để nói ra những ước muốn của bản thân, một số người đến để thông báo cho người thân của mình rằng họ vẫn sống tốt ở thế giới thực tại. Dù ai cũng biết tất cả chỉ là ước mong nhưng họ vẫn nói, vẫn thổ lộ để nỗi buồn vơi đi phần nào.

Một người phụ nữ sống tại thị trấn Otsuchi đã tìm đến chiếc điện thoại này để liên lạc với cậu con trai đã mất của mình, cô chia sẻ: “Tôi không thể nghe thấy câu trả lời, nhưng tôi vẫn sẽ tiếp tục nói, chia sẻ vì tin rằng con trai vẫn đang lắng nghe mình, đó là lý do, động lực để tôi có thể tiếp tục sống".

Sự thật bất ngờ về chiếc điện thoại dùng để liên lạc với người đã khuất - Ảnh 3.

Sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, thị trấn Otsuchi đã ghi nhận 800 người thiệt mạng, thêm vào đó là hơn 400 người mất tích cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy.

Một chiếc điện thoại đã bị ngắt kết nối lại được dùng để chuyển lời tới những người đã khuất nghe có vẻ kỳ quặc, tuy nhiên một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là cách đẩy nhanh quá trình đau buồn, giúp nó qua đi nhanh hơn và tạo ra một không gian để người đó chấp nhận những mất mát, nỗi buồn của mình.
Hiểu một cách đơn giản, để có thể chữa lành vết thương thì bạn phải bỏ được hết những vướng bận bên trong ra.
Theo ttvn.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ