Sứ mệnh chuyển đổi số với Giáo dục thường xuyên

GD&TĐ - Chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục thường xuyên sẽ giải  bài toán căn cơ, tăng cơ hội học tập mọi lúc mọi nơi và cần gì học đấy trong nhân dân. 

Cô và trò Trường THCS Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Thế Đại
Cô và trò Trường THCS Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Thế Đại

Triển vọng

Dịch Covid-19 vừa qua mang đến áp lực cho hoạt động giáo dục, nhưng đồng thời cũng tạo ra động lực để chuyển đổi số trở nên mạnh mẽ hơn. Phương thức dạy học trực tuyến được triển khai rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi. Cho dù hiệu quả của việc triển khai các hoạt động dạy – học trực tuyến mỗi nơi khác nhau vì phụ thuộc nhiều vào hạ tầng, điều kiện trang thiết bị và kết nối mạng. Nhưng có thể khẳng định, kết quả dạy học online trong thời điểm dịch Covid-19 hết sức hiệu quả. Thực tế trên đặt vấn đề để hệ thống giáo dục thường xuyên (GDTX) nhập cuộc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động.

TS Trương Tiến Tùng – Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội chia sẻ: Không chỉ thời điểm dịch Covid-19 hoành hành mà những năm trước Bộ GD&ĐT đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục. Bộ GD&ĐT chú trọng triển khai xây dựng kho học liệu số, đến nay đã có 5.000 bài giảng e-learning; 2.000 bài giảng dạy trên truyền hình, 200 đầu sách giáo khoa phổ thông, 200 thí nghiệm ảo và hơn 35.000 câu hỏi trắc nghiệm.

Về phía Trường Đại học Mở Hà Nội, chúng tôi cũng  xây dựng kho học liệu số để đáp ứng nhu cầu đào tạo từ xa cho người học ở khắp mọi miền đất nước. Là trường được giao nhiệm vụ đào tạo từ xa, chúng tôi hiểu chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đi liền với việc hình thành mô hình dạy học mới, điều này sẽ giúp người dân tiếp cận tốt hơn với việc học. 

Chuyển đổi số góp phần tăng cường hiệu quả khai thác hệ sinh thái giáo dục. Ảnh: TG
Chuyển đổi số góp phần tăng cường hiệu quả khai thác hệ sinh thái giáo dục.  Ảnh: TG

Theo chuyên gia Lê Trung Nghĩa (Ban Tư vấn Phát triển Giáo dục Mở, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam – OEDAB): Ứng dụng và phát triển tài nguyên giáo dục mở là con đường hướng tới phát triển GDTX và học tập suốt đời theo hướng tiếp cận với Cách mạng công nghiệp 4.0. EDAB đã và đang cung cấp các khóa thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở nhằm giải quyết bài toán này theo phương thức trực tuyến và phi trực tuyến, lý thuyết và thực hành bằng việc sử dụng các phần mềm tự do nguồn mở. OEDAB sẵn sàng triển khai, hợp tác để triển khai các khóa huấn luyện cho hệ thống các trường sư phạm, cũng như trong toàn bộ mạng lưới cơ sở giáo dục từ xa và học tập suốt đời cấp trung ương và tỉnh – thành. 

Lan tỏa

HS Trường Tiểu học &THCS số 2 Hồng Ca, huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái. Ảnh: TG
HS Trường Tiểu học &THCS số 2 Hồng Ca, huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái.      Ảnh: TG

Thực tế cho thấy, trên mạng xã hội có không ít clip hướng dẫn người dân về hoạt động khoa học – kỹ thuật, do cá nhân thực hiện. Các thông tin này ít nhiều giúp ích người dân trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống. Nói ra điều này để thấy, nếu kho học liệu số đáp ứng yêu cầu GDTX được làm một cách bài bản, việc triển khai có sự kiểm soát và định hướng thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường, gia đình chắc chắn sẽ hiệu quả và thiết thực với người dân.

Theo ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ GDTX, Bộ GD&ĐT: Chuyển đổi số thực sự là động lực đổi thay GDTX. Vấn đề là chúng ta cần sớm có một nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông, cùng với cơ sở vật chất được trang bị đồng bộ trong hệ thống giáo dục  bảo đảm việc quản lý, dạy - học được thực hiện một cách bình đẳng giữa các địa phương.

Nhấn mạnh, chuyển đổi số trong GDTX cần phải sớm lan tỏa trong cộng đồng, PGS.TS Lê Văn Thanh, chuyên gia về GD mở cho biết: Chúng ta đã huy động sự tham gia, đóng góp chia sẻ vào kho học liệu số toàn ngành, Hệ tri thức Việt số hóa gần 5.000 bài giảng điện tử e-learning có chất lượng, kho luận văn tiến sĩ với gần 7.000 bài, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm với trên 31.000 câu… góp phần xây dựng xã hội học tập và đẩy mạnh học tập suốt đời.

Với GDTX, để giúp người dân cần gì học nấy, việc số hóa những kiến thức hết sức cơ bản đáp ứng nhu cầu học liên tục và suốt đời không phải quá khó. Tuy nhiên để làm được điều đó cần sự vào cuộc của hệ thống GDTX ở các địa phương. Đầu tiên, số hóa lượng kiến thức phục vụ cho chính người dân sinh sống tại nơi đó, sau đó hoàn toàn có thể chia sẻ chung ra cộng đồng.

Thúc đẩy phát triển học liệu số trong hệ thống GDTX là điều hết sức ý nghĩa. Việc kết nối, chia sẻ học liệu giữa các địa phương, gia đình, nhà trường, hình thành kho học liệu số, học liệu mở dùng chung đáp ứng nhu cầu tự học, học tập suốt đời, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền là cần thiết khi cả nước đang nỗ lực chung tay xây dựng xã hội học tập.

Tuy nhiên cũng còn không ít băn khoăn trong việc thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu học liệu số cần có hành lang pháp lý chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin. Sớm có hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển được hệ thống dữ liệu số, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu chuyển đổi số quốc gia nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.