Qua thí nghiệm hóa học, những kiến thức lý thuyết về hóa học trở thành hiện thực.Thí nghiệm hoá học được sử dụng theo những cách khác nhau để giúp học sinh thu thập và xử lý thông tin nhằm hình thành khái niệm, tính chất chung và tính chất của các chất vô cơ, hữu cơ cụ thể.
Với quan điểm này, cô Lưu Thị Thu Quyên - giáo viên Trường THPT Yên Định 3 (Thanh Hóa) - chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng thí nghiệm trong các bài dạy Hóa học, nhấn mạnh vào các bài dạy về chất.
Các phương pháp sử dụng thí nghiệm trong các bài dạy về chất
Cô Lưu Thị Thu Quyên cho biết: Trong các trường phổ thông thường sử dụng các hình thức thí nghiệm sau đây:
Thí nghiệm do tự tay giáo viên biểu diễn trước học sinh gọi là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên.
Thí nghiệm do học sinh tự làm gọi là thí nghiệm của học sinh, được chia làm hai loại:
Thí nghiệm của học sinh trong khi học bài mới ở trên lớp để nghiên cứu sâu hơn nội dung một bài học.
Thí nghiệm thực hành ở lớp học cũng do học sinh tự lamfnhuwng để ôn tập củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo làm thí nghiệm.
Ngoài các hình thức trên được dùng trong nội khóa còn có những thí nghiệm ngoại khóa như các thí nghiệm vui dùng trong các buổi hội vui về hóa học.
Các mức độ của việc sử dụng thí nghiệm cụ thể như sau:
Mức 1 (ít tích cực): Giáo viên hoặc 1 học sinh thực hiện thí nghiệm biểu diễn – học sinh quan sát hiện tượng nhưng chỉ để chứng minh có phản ứng xảy ra hoặc một tính chất, một quy luật mà giáo viên đã nêu. ra.
Mức 2 (tích cực): Học sinh nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn: Học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm; quan sát mô tả hiện tượng; giải thích hiện tượng; học sinh rút ra kết luận
Mức 3 (Rất tích cực): Nhóm học sinh trực tiếp thực hiện, nghiên cứu thí nghiệm. Học sinh nắm mục đích thí nghiệm; học sinh làm thí nghiệm; học sinh quan sát mô tả hiện tượng; giải thích hiện tượng; rút ra kết luận.
Việc sử dụng có hiệu quả thí nghiệm cần chú ý đến nội dung, vị trí bài dạy trong chương trình, tính phức tạp của dụng cụ và độc hại của hoá chất, kĩ năng thí nghiệm đã có của học sinh. Với các thí nghiêm độc hại, dễ gây cháy nổ thì cần được thực hiện bởi giáo viên. Các thí nghiệm đơn giản hơn, giáo viên có thể giao cho học sinh làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Các thí nghiệm của giáo viên cần tăng cường theo phương pháp nghiên cứu hạn chế việc sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh hoạ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, rèn luyện tính tự học và tư duy của học sinh.
Những yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm
Phương pháp nghiên cứu thường được áp dụng để giúp học sinh phát hiện một tính chất mới, hoặc dẫn tới một khái niệm mới.
Khi sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, học sinh không tiếp thu một cách thụ động những kiến thức có sẵn mà học sinh phải tự giành lấy kiến thức qua hoạt động tư duy độc lập, không chỉ nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức mà còn dạy học sinh phương pháp để đi đến kiến thức đó. Vì vậy sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu là phương pháp tích cực.
Các bước tiến hành phương pháp nghiên cứu được cô Lưu Thị Thu Quyên chia sẻ gồm:
Bước 1: Đặt vấn đề, xác định mục đích nghiên cứu.
Bước 2: Lập kế hoạch nghiên cứu. Đề xuất các giả thuyết.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch theo giả thuyết: Làm thí nghiệm.
Bước 4: Kết luận về kết quả nghiên cứu.
Bước 5: Tìm kiếm, đề xuất các phương trình phản ứng nhằm làm rõ kết luận đưa ra.
Khi giáo viên đặt vấn đề, học sinh sẽ nhận thức được mâu thuẫn khách quan của kiến thức, biến nó thành mâu thuẫn chủ quan của học sinh.
Vấn đề đặt ra phải vừa sức học sinh, buộc học sinh phải huy động những phần kiến thức đã biết có liên quan, so sánh, liên hệ, khái quát hóa… chúng để tìm cách giải quyết vấn đề. Nhờ đó hình thành động cơ, hứng thú học tập, nhu cầu giải quyết vấn đề của học sinh.
Đồng thời, trong quá trình xây dựng các giả thuyết các hoạt động tư duy của học sinh được thúc đẩy, khả năng suy luận, trí tưởng tượng của học sinh được kích thích, từ đó phát triển trí tuệ của học sinh.
Những yêu cầu với người dạy, người học
Từ những nội dung trên, cô Lưu Thị Thu Quyên cho biết, sẽ đặt ra yêu cầu đối với người dạy và người học khi sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu là:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
- GV chọn thí nghiệm bảo đảm: + Đạt mục tiêu của bài học + Dễ thành công + An toàn | - Biết được mục đích của thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm |
- GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm | |
- GV cần có hướng sử dụng thí nghiệm một cách đúng đắn: hướng dẫn HS quan sát sau thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận (có thể có phiếu học tập để hướng dẫn HS tiến hành và khai thác hết hiện tượng thí nghiệm). | - Học sinh phái nắm vững những kiến thức có liên qua đã được học để đặt ra các giả thuyết và lập kế hoạch giải quyết ứng với từng giả thuyết. - Học sinh phải quan sát và mô tả đầy đủ các hiện tượng của thí nghiệm, xác nhận giả thuyết đúng. |
- Học sinh rút ra kết luận | |
- Giáo viên phải kết luận lại và mở rộng (nếu cần). | |
- Học sinh tự đề xuất các phản ứng có thể chứng minh, mở rộng kết luận đã đưa ra. | |
- Một số chú ý khác của giáo viên + Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần kết hợp hợp lý thí nghiệm và lời nói, hướng dẫn học sinh quan sát tập trung vào những dấu hiệu bản chất. + Cách sắp xếp vị trí, sắp đặt đồ dùng thí nghiệm, cách đưa ống nghiệm lên để học sinh quan sát tốt nhất. |