Trong thực tế tài liệu viết về polime còn ít và chưa có sự phân loại một cách cụ thể nên nguồn tư liệu để giáo viên nghiên cứu còn hạn chế do đó nội dung kiến thức và kĩ năng giải các bài tập polime cung cấp cho học sinh chưa được nhiều. Vì vậy, khi gặp các bài toán polime các em thường lúng túng trong việc tìm ra phương pháp giải phù hợp.
Trước thực trạng này, thầy Đặng Văn Bích – Giáo viên Trường THPT Đặng Thai Mai (Thanh Hóa) đã hệ thống hóa các dạng bài tập polime và phương pháp giải các dạng bài tập đó cho học sinh một cách dễ hiểu, dễ vận dụng, tránh được những lúng túng, sai lầm và nâng cao kết quả trong các kỳ thi.
Các bước giải thông thường
Theo thầy Đặng Văn Bích, thông thường, khi giải các bài tập polime sẽ qua 3 bước như sau:
Bước 1: Xác định giả thiết và viết phương trình hóa học tạo thành polime hoặc sơ đồ của quá trình tạo thành.
Bước 2: Biểu diễn các đại lượng theo các phản ứng.
Bước 3: Tính theo yêu cầu của bài toán
Trong nhiều trường hợp, có thể dùng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải nhanh
Một số dạng bài tập thường gặp và phương pháp giải
Dạng 1: Phương pháp điều chế và nhận dạng polime
Yêu cầu:Biết tên gọi của các polime; phương pháp điều chế một số polime thông dụng.
Một số ví dụ:
![]() |
Dạng 2: Xác định số mắt xích của polime: Số mắt xích bằng tỉ lệ khối lượng phân tử của đoạn polime và khối lượng của mắt xích; tính số mắt xích dựa vào phản ứng clo hóa hoặc phản ứng cộng.
Một số ví dụ:
![]() |
Dạng 3. Xác định khối lượng polime hoặc chất tham gia quá trình tạo polime
Một số ví dụ:
![]() |
Khi giải dạng bày này, cần lập sơ đồ điều chế polime từ chất đã cho; nắm vững khái niệm hiệu suất và giải bài toán liên quan đến hiệu suất. Trong nhiều trường hợp kết quả tính toán không phụ thuộc vào đơn vị đo lường, do đó để giải nhanh ta có thể bỏ qua việc đổi đơn vị đo.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm khi áp dụng các phương pháp trên, thầy Bích cho biết, học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức và giải nhanh các bài tập polime thì vai trò chủ yếu thuộc về giáo viên giảng dạy.
Muốn làm được điều đó giáo viên cần: Nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu liên quan, hệ thống các nội dung cơ bản và phân loại các dạng bài tập, đặc biệt tìm ra được phương pháp giải phù hợp nhất để truyền thụ cho học sinh một cách có hiệu quả.
Trong quá trình giảng dạy các tiết liên quan đến kim loại cần lồng ghép các bài tập để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh.
Đối với học sinh: Cần nắm được bản chất của các loại polime... Có kỹ năng nhận dạng bài tập, biết cách vận dụng linh hoạt các phương pháp giải, công thức tính phù hợp.