Sử dụng kết quả đánh giá, phân loại trong năm để sắp xếp, luân chuyển giáo viên

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Đây là một nội dung của giải pháp ”Nghiêm túc thực hiện đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn và đánh giá công chức, viên chức” trong Đề án Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp giáo dục gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ các trường mầm non, phổ thông công lập tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030.

Giải pháp này cũng nêu rõ: Triển khai thực hiện có hiệu quả việc đánh giá Hiệu trưởng theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày của Bộ GD&ĐT ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.

Kết quả đánh giá phải phản ánh đúng thực tế, làm căn cứ để hiệu trưởng tự đánh giá phẩm chất, năng lực, xây dựng kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; phó hiệu trưởng và giáo viên thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập nâng cao phẩm chất, năng lực.

Triển khai thực hiện đánh giá giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông”; Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”.

Việc đánh giá làm căn cứ để giáo viên tự đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn đồng thời giúp để cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên, đáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành.

Đồng thời, chấn chỉnh công tác đánh giá phân loại công chức, viên chức theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP, Nghị định 88/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Hướng dẫn số 773/HD-SGDĐT của Sở GD&ĐT theo hướng thiết thực và có chiều sâu, căn cứ vào kết quả thực hiện từng nhiệm vụ được giao trong năm học; làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế để công chức, viên chức phát huy ưu điểm và có biện pháp cụ thể khắc phục hạn chế.

Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch gắn với việc sử dụng các kết quả đánh giá để sàng lọc, đề xuất thực hiện tinh giản biên chế, xem xét đề nghị thuyên chuyển đối với giáo viên thừa theo quy định đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ tại đơn vị.

Kể từ năm học 2019-2020, cơ quan quản lý giáo dục các cấp sử dụng kết quả đánh giá, phân loại trong năm để sắp xếp, luân chuyển đội ngũ từ nơi thừa sang nơi thiếu, xem xét đưa vào đề án tinh giản biên chế, giải quyết có hiệu quả và hợp lý tình trạng thừa cục bộ tại một số đơn vị trên cùng địa bàn;

Sử dụng kết quả đánh giá để có kế hoạch sàng lọc những giáo viên không đủ điều kiện dạy tại trường THPT chuyên chuyển sang dạy ở các trường THPT khác theo quy định tại Thông tư 06/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.