Số phận trái ngược của hai chị em cùng hầu hạ Hoàng đế Thuận Trị

Số phận trái ngược của hai chị em cùng hầu hạ Hoàng đế Thuận Trị

Hai chị em cùng hầu hạ một hoàng đế không phải là chuyện hiếm trong lịch sử nhà Thanh. Chẳng hạn như Vĩnh Phúc cung Trang phi và Quan Thư cung Thần phi thời Hoàng Thái Cực hay Di tần và Bạch quý nhân thời Hoàng đế Càn Long,... 

Ngoài ra, còn một cặp chị em đặc biệt hơn khi cùng gả cho Hoàng đế Thuận Trị nhưng số phận hoàn toàn trái ngược: Người chị trở thành Thái hậu trong 56 năm, còn người em phải sống cô độc đến 52 năm dài đằng đẵng. Họ chính là Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu và Thục Huệ Phi của gia tộc Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị.

Nguyên nhân hai chị em Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị nhập cung có liên quan đến sự kiện phế hậu duy nhất trong lịch sử nhà Thanh. 

Trước hết phải nói đến Hiếu Trang Thái hậu, bà có 4 anh em, lần lượt là Ngô Khắc Thiện, Sát Hãn, Tát Nặc Mộc, Mãn Châu Tập Lễ. Vào năm Hoàng đế Thuận Trị đăng cơ, Hiếu Trang Thái hậu đã tác hợp con gái của anh cả Ngô Khắc Thiện cho Hoàng đế, trở thành Thanh Thế Tổ Hoàng hậu. Nhưng 2 năm sau, giữa Hoàng đế Thuận Trị và Hoàng hậu xảy ra bất hòa, nàng bị giáng thành Tĩnh phi. 

Tình hình nhà Thanh lúc đó cần sự hỗ trợ nhiều từ các bộ lạc Mông Cổ và vì Hiếu Trang Thái hậu cũng xuất thân dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị của Mông Cổ, do đó Hoàng hậu tiếp theo của Hoàng đế Thuận Trị buộc phải là một người từ gia tộc Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị. 

Hiếu Trang Thái hậu sau đó đã chọn hai chị em từ gia tộc của mình. Họ là cháu nội của anh trai thứ 2 của Hiếu Trang Thái hậu, bản thân cũng là cháu họ của cả Hoàng đế Thuận Trị và Phế hậu. Hai chị em Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị nhập cung vào năm Thuận Trị thứ 11.

Chỉ một tháng sau khi vào cung, người chị được sách lập thành Hoàng hậu, tức Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu, còn người em được phong thành Thục Huệ phi.

Tuy nhiên, Hoàng đế Thuận Trị không hề có hứng thú với những hậu phi xuất thân Mông Cổ, một lòng sủng ái Đổng Ngạc phi. Thậm chí ông còn muốn phế hậu một lần nữa để lập Đổng Ngạc phi thành Hoàng hậu. 

Tuy nhiên, hành động này đã bị hủy bỏ dưới sự phản đối của Hiếu Trang Thái hậu lẫn Đổng Ngạc phi. 

Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu và Thục Huệ phi chỉ được xem là những vật trang trí trong hậu cung, họ hoàn toàn không có cơ hội được thị tẩm. 

Năm Thuận Trị thứ 18, Hoàng đế lâm bệnh nặng rồi qua đời. Sự kiện này đã khiến số phận của hai chị em Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị rẽ hướng khác nhau. 

Khi thái tử Huyền Diệp đăng cơ, tức Hoàng đế Khang Hi, ông đã tôn thân mẫu thành Từ Hòa Hoàng thái hậu, đích mẫu Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu thành Nhân Hiến Hoàng thái hậu và Thục Huệ phi thành Thục Huệ Thái phi. 

Một điều đặc biệt là cả hai chị em Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị đã sống rất thọ. Người chị ở vị trí Thái hậu suốt 56 năm và đến năm Khang Hi thứ 56 mới qua đời. Thục Huệ phi sống cô độc ở thâm cung suốt 52 năm và mất vào năm Khang Hi thứ 52. Cả 2 chị em đều không có con. 

Sau khi qua đời, hai chị em Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị được chôn cất cùng nhau.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.