Sở GD&ĐT Phú Thọ lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục

GD&TĐ - Ngày 8/5, Sở GD&ĐT Phú Thọ phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội nghị tham gia lấy ý kiến vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục

Ông Cao Đình Thưởng - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh và ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT cùng chủ trì hội nghị.

Hội nghị đã nghe các ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật và ghi nhận được 15 ý kiến của các đại biểu là chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, đại diện một số hiệu trưởng, giáo viên trường học các cấp của tình.

Các ý kiến đều đồng tình cao với việc cần sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục hiện hành và làm rõ thêm các nội dung cần điều chỉnh như trong dự thảo.

Tại đây, ông Cao Đình Thưởng - Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm cũng như chất lượng của các ý kiến đóng góp của các đại biểu đối với Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và khẳng định tất cả các ý kiến đóng góp tại hội nghị sẽ được Đoàn ĐBQH tỉnh nghiên cứu tiếp thu.

Ông cũng cho rằng thành công của hội nghị có ý nghĩa lớn, khẳng định sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở GD&ĐT và Đoàn ĐBQH tỉnh trong thời gian qua đã góp phần vào thành công chung của Ngành và địa phương trong nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Minh Tường đã báo cáo khái quát về tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục, và nêu ra những thuận lợi, khó khăn và những nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

Đồng thời trao đổi, giải đáp các kiến nghị, thắc mắc của các Đại biểu Quốc hội về giáo dục thuộc thẩm quyền, nêu ra những đề xuất, kiến nghị đối với Đoàn ĐBQH địa phương và qua Đoàn đại biểu Quốc hội ...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

EU trên đường 'cai' khí đốt Nga

GD&TĐ - Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra hơn 3 năm trước, khối EU đã thực hiện lộ trình 'cai dần' nguồn khí đốt Nga.