Số ca tử vong ở TP Hồ Chí Minh vì Covid-19 khoảng 4,2%, trong giới hạn của thế giới

GD&TĐ - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, thống kê cộng dồn cho đến ngày 31/8, số ca tử vong chiếm khoảng 4,2% trên tổng số các ca mắc bệnh, nằm trong giới hạn dao động của thế giới.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cập nhật về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, tính đến 18 giờ ngày 30/8, có 216.314 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP Hồ Chí Minh được Bộ Y tế công bố, bao gồm 215.869 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 445 trường hợp nhập cảnh.

Hiện thành phố đang điều trị 40.561 bệnh nhân, trong đó có 2.463 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.752 bệnh nhân nặng đang thở máy và 18 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày 30/8, có 2.752 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 110.269), 335 trường hợp tử vong trong ngày.

Công tác xét nghiệm, từ 18 giờ ngày 28/8/2021 đến 18 giờ ngày 30/8/2021, đã lấy 732.212; trong đó có 14.212 mẫu đơn, 17.203 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 591.355 mẫu.

Trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm đến ngày 30/8/2021: 6.128.344 (tăng 4.834 mũi vắc xin so với ngày 29/8/2021) trong đó tổng số mũi 1 là 5.791.291, mũi 2 là 337.134.

Tăng tốc thực hiện 150.000 túi thuốc an sinh cho F0

Về công tác điều trị F0 tại nhà, thành phố tiếp tục chú trọng chiến lược này qua việc phát huy vai trò và hiệu quả của 411 trạm y tế lưu động, 312 trạm y tế phường – xã – thị trấn; tăng tốc thực hiện 150.000 túi thuốc an sinh; ban hành hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà theo quy định của Bộ Y tế….

Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu thông tin thêm, tính đến ngày 30/8, TP Hồ Chí Minh có 59.093 trường hợp F0 đang cách ly tại nhà, đây là những F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ; diễn tiến nặng chiếm khoảng 0,4%.

Về các trường hợp tử vong, thống kê cộng dồn cho đến ngày 31/8, số ca tử vong chiếm khoảng 4,2% trên tổng số các ca mắc bệnh, nằm trong giới hạn dao động của thế giới. Ngành Y tế thành phố đang nỗ lực với nhiều biện pháp để giảm ca nặng và ca tử vong. Trong đó có việc tập trung mở rộng và nâng cao năng lực điều trị cho tầng 2, tầng 3; nhất là tầng 3 với sự hỗ trợ từ các bệnh viện điều trị, trung tâm hồi sức cấp cứu của Trung ương.

Liên quan đến đề xuất tiêm vắc xin cho học sinh từ 12 – 18 tuổi, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm sóat Bệnh tật thành phố Nguyễn Hồng Tâm khẳng định, theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin Pfizer cho phép tiêm người từ 12 – 18 tuổi nhưng các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế cho đến hiện tại chỉ cho phép tiêm người từ 18 tuổi; ngành Y tế thành phố thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.