Sinh viên: cẩn trọng "sập bẫy" tìm việc làm thêm

Sinh viên: cẩn trọng "sập bẫy" tìm việc làm thêm

(GD&TĐ)-Câu chuyện sinh viên kiếm việc làm thêm đã trở nên quá quen thuộc; câu chuyện nhiều kẻ làm ăn phi pháp nhẫn tâm lừa đảo trên sự cả tin và khát khao tìm việc của sinh viên cũng không còn là chuyện cũ. Có điều, kẻ cả những kiểu lừa tinh vi mới hay các chiêu lừa “cũ kỹ” vẫn khiến nhiều bạn sinh viên “sập bẫy”.

Phát tờ rơi là công việc làm thêm của nhiều sinh viên. Ảnh: internet
Phát tờ rơi là công việc làm thêm của nhiều sinh viên. Ảnh: internet

Một sinh viên trường ĐH Văn Lang tâm sự trên diễn đàn, gần đây, một công ty viễn thông thông báo tuyển sinh viên làm việc trong thời gian 3 tiếng tại với mức lương cứng 1,8 triệu; thời gian làm việc từ 17h -20h. Công ty này không yêu cầu bạn có bằng cấp gì, thậm chí không cần cả hồ sơ xin việc. Đối với sinh viên, mức lương, thời gian làm việc đều vô cùng hấp dẫn.

Theo lời kể của sinh viên này, chỉ cần đến xin việc tại công ty trên, đảm bảo 100% bạn sẽ được nhận và được thông báo sẽ phải đào tạo trong vòng 5 ngày. Để vào học, mỗi ứng viên đóng phí 100.000, được gọi là chi phí tài liệu và kích hoạt cho bên kỹ thuật. Tuy nhiên, hầu hết các sinh viên phải ngậm ngùi “vĩnh biệt” 100.000 tiền phí vì điều kiện để được công ty này trả lương cứng không hề dễ: Hàng tháng nộp tiền cho khách ít nhất 1 triệu đồng (để công ty chuyển khoản vào tài khoản đa năng – công việc tại công ty là kinh doanh sim đa năng) và mỗi người phải tìm thêm 5 ứng viên làm nhân viên chính thức cho công ty (5 ứng viên đó cũng phải có đủ hai điều kiên này).

Cũng vì nghe công việc hấp dẫn, T.H - sinh viên ĐH Thương mại Hà Nội đã bị lừa mất trên 5 triệu đồng. T.H kể, mình được 1 đứa bạn alo bảo đến chỗ này hay lắm. Đến nơi thì công ty đó là 1 chi nhánh nhỏ, thuê trụ sở tại biệt thự 4 tầng đối diện trường cao đẳng Đại Việt. Không hiểu ma ám thế nào, sau khi nghe thuyết minh, mình về nhà cầm 5 triệu 2 để đầu tư 1 gian hàng mãi mãi trên web công ty để bán hàng. Sau đó, mình còn "lôi kéo" thành công người bạn cùng phòng tham gia, người bạn này cũng đóng cho công ty 5,2 triệu để mua gian hàng như trên.

Công việc ở đây không gì khác là phải đi lôi kéo người khác vào công ty. Mỗi 1 lần thành công bạn được trả ngay 1,5 triệu gọi là tiền thưởng và công ty sẽ ăn 3,7 triệu. Hệ thống của bạn sẽ chia ra 2 nhánh. Nếu mỗi nhánh có 99 người nghĩa là 2 nhánh có 198 người thì bạn sẽ được công ty trả 80 triệu tiền thưởng VIP và trên 30 triệu tiền cân cặp. Nghe có vẻ hấp dẫn nhưng đây là hình thức làm giàu bằng tiền người khác, làm giàu bằng cách đi lừa người khác, cụ thể là chính những người thân của mình. Đây là 1 dạng kinh doanh đa cấp bất chính, hầu như chỉ ăn tiền hệ thống của các bạn. Mỗi khi có 1 VIP nghĩa là phía dưới bạn có 198 người chia đều cho 2 nhánh, khi đó công ty đã đút túi 600 triệu rồi. Kết quả, mất tiền, mất bạn. T.H cảnh báo, công ty này sẽ đánh vào lòng tham những sinh viên năm nhất muốn giàu nhanh, thành công sớm...

Mặc dù nhiều bài học nhãn tiền, nhưng vẫn có không ít sinh viên vẫn bị rơi vào cạm bẫy của những “nhà tuyển dụng” lừa. Những người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này chia sẻ, “cẩm nang”để tránh mối họa trời ơi này là: Cảnh giác với những thông tin việc làm từ tời rơi dán nơi công cộng trước cổng trường, ở trụ điện hay nhặt được trong siêu thị, quán ăn...; cảnh giác với những công việc tiền lương hấp dẫn một cách vô lý; tránh xa những trung tâm việc làm nằm trong ngóc ngách khó tìm, những nơi xa thành phố hoặc trung tâm không có địa điểm cố định, tạm bợ...; cảnh giác những khoản phí “trời ơi”, những công việc không cụ thể hay những công ty yêu cầu quá thấp về kiến thức, kinh nghiệm... Khi bạn yêu cầu xem hợp đồng lao động hay những cam kết lao động, bên phía công ty đó không đưa ra được. Hãy cảnh giác vì đó là một biểu hiện lừa đảo rõ ràng...

Đan Thảo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bố mẹ nên dạy trẻ cách ăn uống lịch sự trước, trong và sau bữa ăn. Ảnh minh họa.

Dạy con cách ăn lịch sự

GD&TĐ - Có những kỹ năng cha mẹ cần dạy trẻ để hình thành thói quen lịch sự khi ăn uống.