Trước những bài báo về thu nhập khủng 30-50 triệu/tháng của những nhà kinh doanh sẵn sàng bỏ ngang giảng đường để bước ra đường đời, vô hình trung trở thành mục tiêu ảo của không ít các bạn sinh viên.
Mô hình sinh viên kinh doanh dường như chẳng còn xa lạ gì đối với giới trẻ hiện nay. Từ những shop quần áo, hàng lưu niệm, cho đến quán café, trà sữa kể cả online và offline đều mọc lên như nấm dưới bàn tay nâng niu, dìu dắt của những cô cậu chủ nhỏ đang trong tuổi ngồi trên giảng đường ĐH.
Trước những bài báo về thu nhập khủng 30-50 triệu/tháng của những nhà kinh doanh sẵn sàng bỏ ngang giảng đường để bước ra đường đời, vô hình trung trở thành mục tiêu ảo của không ít các bạn sinh viên.
Ảnh minh họa.
1. Kinh doanh? Tốt thôi, nhưng bạn đã chuẩn bị được những gì?
Đừng nghĩ chỉ cần thích thôi là sẽ làm được. Việc kinh doanh đòi hỏi rất nhiều thứ. Từ việc lên ý tưởng cho đến sự chuẩn bị kĩ càng cho một kế hoạch cụ thể. Đừng tùy tiện nghỉ học mà không hề có chút dự tính nào. Thế giới bên ngoài không đơn giản như những gì bạn hình dung qua từng trang sách trang vở.
Thực tế rất khốc liệt, nếu như không có bất kì hành trang chuẩn bị nào cho kế hoạch của mình, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy thất vọng và suy sụp. Chỉ khi có con đường cụ thể, bạn mới có thể tự tin bước đi từng bước một thật hào hứng, vì lúc ấy bạn hoàn toàn biết rõ những gì mình đang và sẽ đối mặt thực hiện.
Cùng với việc học, bạn có thể chọn kinh doanh làm nghề tay trái của mình. Học hành có thể có lúc chán nản vì những kì thi, những bài thuyết trình hay điểm số. Kinh doanh chẳng khác gì cả, cũng sẽ có những lúc “ế ẩm”, doanh thu không như mong đợi. Kinh doanh thất bại thì còn quay đầu lại với việc học, chứ một khi việc học đã vứt ra xa rồi thì biết tìm kiếm thứ gì để bấu víu cho sự nghiệp tương lai?
2. Bằng cấp có quan trọng hay không?
Chúng ta đều hiểu rõ, bằng cấp chỉ là những giấy tờ thông lệ, cốt yếu vẫn là năng lực của mỗi cá nhân. Nhưng thử nghĩ giữa một người hoàn toàn không có bất kì bằng cấp nào trong tay với một người đang sở hữu tấm bằng ĐH thì chúng ta sẽ tin ai cho sự lựa chọn đầu tiên?
M.A - một nhân viên văn phòng chia sẻ: “Trước đây mình cũng đã từng vì kinh doanh mà ngán ngẩm việc học, nhưng rồi nhờ sự tư vấn của mọi người xung quanh nên vẫn tiếp tục hoàn thành con đường ĐH. Mãi sau này khi công việc kinh doanh thất bại, vẫn may mắn là có tấm bằng ĐH trong tay, trở thành tấm vé thông hành cho mình khi đi xin việc tại các công ty doanh nghiệp”.
Sở hữu một tấm bằng ĐH trong tay vẫn sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều so với một người không có bằng cấp”.
Ảnh minh họa.
3. Thu nhập khủng, có phải ai cũng làm được?
Với thu nhập từ 80-100tr/tháng nhờ việc liều mình kinh doanh, không ít bạn trẻ đã khiến mọi người ngưỡng mộ và nể phục. Tuy nhiên, không phải cứ đứng ra kinh doanh là sẽ có được khoản thu nhập to lớn như thế. Từ những bài báo phỏng vấn, những câu chuyên chia sẻ nghe có vẻ giản đơn, nhưng đâu ai biết được, để có thể có được thành công như thế, những bạn trẻ đó phải trải qua những khó khăn và vấp ngã ra sao.
Đa số họ đều là những người có kinh nghiệm từ khi còn là học sinh trung học, năng nổ trong những lĩnh vực mà sau này mang đến nguồn lợi lớn cho họ. Cũng có thể là những người giỏi có duyên với kinh doanh. Điển hình như việc kinh doanh shop quần áo thời trang, đừng cho rằng cứ mở shop là lần lượt hằng tháng thu về 30-50tr như người khác nếu như không có khiếu trong lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo này.
Tạm kết
Kinh doanh ngay từ thời sinh viên là một điều rất đáng khích lệ, nhưng hãy hiểu nó theo một nghĩa tích cực, đừng bóp méo bằng hành động bỏ học giữa chừng chỉ để tập trung làm việc kiếm tiền. Ai cũng mong muốn có được đồng lương cao thu nhập khủng, nhưng đừng để nó biến thành những ảo tưởng mơ mộng điều khiển cuộc đời chúng ta.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.